Slide bài giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du)
Slide điện tử Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: ĐỘC TIỂU THANH KÝ
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1. Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà em biết..
Trả lời rút gọn:
Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Tắt đèn,...
CH2. Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trả lời rút gọn:
Cảm nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa thường phải chịu nhiều nỗi truân chuyên, cay đắng.
- Người phụ nữ không được học hành, thi cử.
- Người phụ nữ không được quyền quyết định cuộc đời, tình yêu đôi lứa....
ĐỌC VĂN VẢN
CH1. Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
Trả lời rút gọn:
Mạch cảm xúc đi từ thực tại đến quá khứ; từ tình thương một người con gái đẹp, tài hoa đến thương cho muôn kiếp tài hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.
CH2. Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của chính mình.
Trả lời rút gọn:
Sự đồng cảm của Nguyễn Du là từ thương kiếp người bạc mệnh, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến tương lai: Với nàng Tiểu Thanh ba trăm năm sau đã có Nguyễn Du thổn thức, không biết với bản thân mình, liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông?
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?
Trả lời rút gọn:
- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang lạnh lẽo).
=> Nhấn mạnh sự cô đơn và sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Trước cảnh điêu tàn, hoang vắng hiện lên cuộc gặp gỡ định mệnh và tâm trạng xót thương của Nguyễn Du cho số phận nàng Tiểu Thanh.
Câu 2 : Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối về ý trong hai câu thực.
Trả lời rút gọn:
- Phép đối:
Chi phấn/ hữu thần/ liên/ tử hậu,
Văn chương/ vô mệnh/ lụy/ phần dư.
(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh, phải chịu lụy bị đốt dở)
+ “son phấn” (vẻ đẹp thân sắc, dung nhan) >< văn chương (vẻ đẹp tâm hồn, tài năng).
+ có thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể) >< không có thân mệnh (vô hình, chỉ có thể cảm nhận)
+ son phấn phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết >< văn chương thì bị đốt chỉ còn sót lại.
→ Hai câu thơ đối đã tái hiện nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến mục rũa đẩy con người vào đường cùng.
Câu 3: Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.
Trả lời rút gọn:
Cổ kim hận sự thiên an vấn | Phong vận kì oan ngã tự cư |
- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, truyền kiếp về số phận những người tài hoa mà bạc mệnh. - “Thiên nan vấn”: thật khó để hỏi ông trời. → Nỗi hận của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. | - “Kì oan”: nỗi oan lạ lùng - “Ngã”: ta → Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà đã chủ động tìm sự tri âm với nàng Tiểu Thanh, với những người tài hoa bạc mệnh. |
=> Nguyễn Du thương xót cho nàng Tiểu Thanh và ông cũng bàn về nỗi hận thời cuộc của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ” với người cùng cảnh ngộ.
Câu 4 : Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.
Trả lời rút gọn:
- Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn chân chính. Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ nhưng cũng vừa hoài nghi, vừa mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.
Câu 5 : Qua bài thơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhã trong xã hội phong kiến như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Bi kịch chung của những con người tài hoa, đáng quý trọng bị cuộc đời vùi dập không thương tiếc trong xã hội phong kiến. Họ phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, nhiều bất công. Thông qua sự khái quát về thân phận cái đẹp, số phận con người, tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, triết lí, dự cảm đầy tính nhân văn.
Câu 6 : Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.
Trả lời rút gọn:
Một số tác phẩm tìm đọc: Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,...
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
CH1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký với nội dung:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Trả lời rút gọn:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Hai câu thơ này được Nguyễn Du viết - lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên - một người kĩ nữ. Hai câu thơ bật lên như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng. Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác giả, chính Nguyễn Du cũng đã có những năm tháng phiêu bạt phải chịu cảnh đói, cảnh nghèo, có lẽ vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ xưa. Đó là lời thương cảm của Nguyễn Du, là tấm lòng nhân đạo đầy cao cả của ông dành cho những người phụ nữ Việt Nam xưa - những thân phận "thấp cổ bé họng" trong xã hội phong kiến đương thời. Hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký, nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều, việc đó chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.