Slide bài giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển

Slide điện tử Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN: THUYỀN VÀ BIỂN

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Trả lời rút gọn: 

- Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng…

CH 2 : Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Trả lời rút gọn: 

- Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ: Sóng, Thuyền và Biển…

- Trong đó em ấn tượng nhất là bài Thuyền và Biển, bài hát mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Trả lời rút gọn: 

- Cụm từ: kể anh nghe

- Nhân vật: thuyền và biển

  1. Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Trả lời rút gọn: 

Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.

CH3: Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này.

Trả lời rút gọn: 

- Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.

CH4: Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Trả lời rút gọn: 

- Nhận thức rút ra từ câu chuyện: Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì, là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.

CH5:Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Trả lời rút gọn: 

- Tác gỉa sử dụng hình ảnh ẩn dụ: thuyền và biển là người con trai và người con gái. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu giống như thuyền từ giã biển, cô gái chỉ còn thấy bão tố. Người con gái chỉ luôn muốn ở cạnh người mình yêu, tận hưởng niềm hạnh phúc.

SAU KHI ĐỌC

CH1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ.

Trả lời rút gọn: 

Mạch nguồn sâu xa của Thuyền và biển là ca dao nhưng khó nhận ra dấu vết ca dao trong bài thơ của chị. Diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả tâm trạng chung của người đang yêu.

CH2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được "người kể" soi rọi, khám phá

Trả lời rút gọn: 

Bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển. Đó là là hai hình tượng sóng đôi, có mỗi quan hệ gắn kết chặt ché với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. 

CH3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề "hiểu", "biết" và "gặp" trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời rút gọn: 

Người ta vẫn thường nói rằng khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại một trường "điện từ" có lẽ vậy nên họ có "thần giao cách cảm”.

CH4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời rút gọn: 

- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

CH5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Trả lời rút gọn: 

Giúp em hiểu và cảm nhận được rõ nét những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng, những lo âu và trăn trở trong chuyện tình yêu, nhiệt huyết say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng của tác giả 

CH6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời rút gọn: 

- Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

- Làm cho thông điệp về tình yêu được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

- Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Trả lời rút gọn: 

Tình yêu vốn là thứ tình cảm khó nói, vì vậy trong thơ ca xưa để nói về tình yêu đôi lứa tác giả đã mượn những hình ảnh: thuyền, bến, sóng, biển… Đặc biệt hình ảnh thuyền và biển là những hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp nhất trong các bài thơ, ca dao… Trong đó bài thơ “Thuyền và biển” của tác giả Hoàng Minh Tuấn cũng đã mượn hai hình ảnh này để làm rõ nét và sâu sắc sự đa dạng những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Cái đẹp của tình yêu chính là sự đa dạng khi dồn dập mãnh liệt khi lại dịu êm, buồn tủi… tình yêu là thứ tình cảm luôn vận hành, biến đổi khi chúng ta biết thấu hiểu và sẻ chia. Tình yêu là sự nâng niu, hòa quyện và quấn quýt, cũng như thuyền và biển song hành và tiến bước cùng nhau trong một lộ trình. Thông qua hình ảnh thuyền và biển ta cũng thấy được hiện thân của tình yêu – những người yêu nhau luôn mãnh liệt, luôn khát khao trong từng cảm xúc, từng hoàn cảnh.