Slide bài giảng Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du
Slide điện tử Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: TÁC GIA NGUYỄN DU
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều.
Trả lời rút gọn:
Có lẽ, trên thế giới chỉ có Truyện Kiều là trường hợp duy nhất mà độc giả đã dùng tác phẩm để bói cho số phận của mình. Và bản thân tác phẩm đã được quần chúng sử dụng để trở thành một sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Ta có thể kể đến: bói Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều, nhại Kiều, vịnh Kiều…Thông thường khi muốn “bói Kiều”, người ta khăn áo chỉnh tề, tay cầm cuốn Truyện Kiều, thành tâm với điều mà mình muốn biết sắp xảy ra như thế nào, nhìn nén hương đang cháy nghi ngút và khấn. Xxong thì người bói lật trang Kiều để tìm câu ứng nghiệm, tùy theo tâm thế của mình mà suy ngẫm, so sánh, tính già tính non…
ĐỌC VĂN BẢN
CH1. Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du
Trả lời rút gọn:
*Gia đình: là đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
*Thời đại: Gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực; Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng; phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo,...
CH2. Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du
Trả lời rút gọn:
- Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tú tài, nhưng không tiếp tục đi thi.
- Năm 1802, ông ra làm quan phục vụ triều đình nhà Nguyễn.
- Năm 1813, ông đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc.
- Năm 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng lên ngôi, cử Nguyễn Du làm Chánh sứ nhưng chưa kịp đi thì ông lâm bệnh và qua đời.
CH3. Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.
Trả lời rút gọn:
a. Thanh Hiên thi tập:
Hoàn cảnh sáng tác: viết vào những năm trước 1802, để nói lên tình cảnh, tâm sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở quê nhà
Nội dung: chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản, uất ức…
Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố.
b. Nam trung tạp ngâm:
Hoàn cảnh sáng tác: gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành...) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).
Nghệ thuật: Đó là thế giới tinh thần đầy u uất, buồn thương và những vận động nội tâm sâu sắc của một con người luôn khao khát sống nhưng thời thế lắm điều bất như ý.
c. Bắc hành tạp lục:
Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc
Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa.
Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối.
CH4. Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trả lời rút gọn:
hơ ông, luôn thể hiện sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
CH5. Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).
Trả lời rút gọn:
Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới.
CH6. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Trả lời rút gọn:
Nội dung: Truyện Kiều chứa đựng tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo, tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Tư tưởng:
+ Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người
+ Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người
+ Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:
CH7. Khát vọng tình yêu và khát vọng tự do
Trả lời rút gọn:
Nguyễn Du trân trọng con người nên đồng cảm với những khát vọng chính đáng vượt ra ngoài khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến của con người – được yêu và sống tự do.
CH8. Mô hình cốt truyện của Truyện Kiều
Trả lời rút gọn:
Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ. Trong mỗi phần, Nguyễn Du đều có những, sáng tạo độc đáo.
CH9. Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
Trả lời rút gọn:
Nguyễn Du gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện. Song tính cách của hầu hết các nhân vật đều được thay đổi, phù hợp với chủ đề mới, với bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc.
CH10. Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
Trả lời rút gọn:
Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, "ngôn ngữ" thiên nhiên trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng.
CH11. Ngôn ngữ và thể thơ lục bát
Trả lời rút gọn:
Thể thơ lục bát có từ ca dao của dân tộc Việt, song lại chỉ trở thành hoàn mỹ khi có truyện Kiều. Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát lên một tầm cao mới, với đầy đủ tính nghệ thuật, cái đẹp thiên cổ nhưng vẫn giữ được nét giản gị của nó.
SAU KHI ĐỌC
CH1. Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.
Trả lời rút gọn:
Thời gian | Sự kiện cuộc đời |
1765 | Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng sinh ra tại Thăng Long. |
1775 - 1778 | Cha mẹ lần lượt qua đời. Nguyễn Du được người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản nuôi nấng. |
1783 | Thi đỗ tú tài, được nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. |
1789 - 1796 | Phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc. |
1796 - 1802 | Trở về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh |
1802 - 1809 | Ra làm quan cho nhà Nguyễn, giữ nhiều chức vụ |
1813 | Đảm nhận sứ mệnh đi sứ ở Trung Quốc. |
1820 | Được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã bệnh nặng và qua đời. |
1965 | Được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. |
=> Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
CH2. Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?
Trả lời rút gọn:
- Bắc hành tạp lục được sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.
- Nội dung chính: Niềm cảm thương, trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là thân phận của những kiếp tài hoa.
CH3. Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trả lời rút gọn:
Vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Và phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
CH4. Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều ( khoảng 1 - 1,5 trang)
Trả lời rút gọn:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước | Kể về Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau. |
Phần 2. Gia biến và lưu lạc | Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. |
Phần 3. Đoàn tụ | Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. |
CH5. Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?
Trả lời rút gọn:
- Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ.
- Đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng, vượt ra ngoài một số khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến..
CH6. Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?
Trả lời rút gọn:
- Cốt truyện được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ nhưng được sáng tạo thêm:
+ Cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ, đính ước, thề nguyện của Kim Trọng, Thúy Kiều.
+ Đoạn kết vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ), vừa phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).
- Về xây dựng nhân vật, các nhân vật đã được lí tưởng hóa. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao (lấy vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, nhân vật có tài năng kiệt xuất).
CH7. Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.
Trả lời rút gọn:
Nguyễn Du để lại cho đời cả một kho tàng văn học văn chương bất hủ, phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm.
Trong đó sáng tác chữ Hán, bao gồm: Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài), viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ), làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812,..
Sáng tác chữ Nôm, gồm có: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), tức Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát; văn chiêu hồn (nguyên có tên là Văn tế thập loại chúng sinh, nghĩa là Văn tế mười loại người),...
=> Với những đóng góp trên Nguyễn Du xứng đáng là Đại Thi Hào của dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về số lượng, nhưng nó đã két tinh được văn học và văn hóa dân tộc để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
Trả lời rút gọn:
Đi ngược lại với những chuẩn mực, khuôn mẫu gò bó của nền văn học trung đại, Nguyễn Du đã thể hiện sự tỉ mỉ, chân thành của mình trên con đường đào sâu vào những giá trị tư tưởng nhân đạo phá cách hơn trong tác phẩm Truyện Kiều, tiêu biểu phải kể đến cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp toàn diện cả tâm hồn và thể xác đã được ông thể hiện xuất sắc. Đó là 2 người thiếu nữ với vẻ đẹp thanh cao, đoan trang, được ví với những thứ cao đẹp trên đời (trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc). Đối với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong trắng, tinh khôi, rực rỡ mà hiền hòa để miêu tả. Thiên nhiên, tạo hóa cũng phải khiêm nhường trước sắc đẹp của nàng. Đó là một vẻ đẹp nhân hậu, thùy mị, thành thực, quý phái của người thiếu nữ. Bức chân dung đã dự báo cho số phận yên bình, suôn sẻ của nàng. Ngược lại, khác với vẻ đẹp phúc hậu, êm đềm của Thúy Vân, Thúy Kiều lại càng “sắc sảo mặn mà” hơn. Vẻ đẹp của nàng “nghiêng nước nghiêng thành”, lại hội tụ cả trí tuệ, tài năng, đức hạnh theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ. Bằng bút pháp tu từ ước lệ và biện pháp so sánh, ẩn dụ, tả cảnh gợi tình, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của hai người thiếu nữ, mà còn cho thấy trước những dự báo mang tính số phận. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.