Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình
Slide điện tử bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7: QUẢN LÝ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH
Mở đầu: Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lý thu, chi hợp lý thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Em đồng tình với ý kiến trên. Bởi quản lý tài chính hiệu quả giúp gia đình kiểm soát được thu chi, tiết kiệm được nhiều hơn và đầu tư cho những mục tiêu dài hạn như giáo dục, mua nhà, chuẩn bị cho tuổi già, v.v.
1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUẢN LÝ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH.
Câu hỏi:
a. Tử thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình. Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
b. Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình?
c. Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lý và giải thích sự cần thiết của việc quản lý thu, chi trong gia đình.
Trả lời rút gọn:
a. Em nhận thấy quản lý thu chi trong gia đình là sử dụng các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập.
Ví dụ: gia đình lên kế hoạch ngân sách hàng tháng, xác định số tiền dành cho các khoản chi phí cố định như tiền nhà, điện, nước, internet, và các chi phí khác.
b. Những thói quen chi tiêu không hợp lý có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tài chính của gia đình như:
+ Tăng nợ và áp lực tài chính.
+ Thiếu khả năng tiết kiệm.
+ Mất kiểm soát trong ngân sách.
+ Ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính.
+ Gây xung đột gia đình.
+ Stress và tăng áp lực.
c.
Những thói quen chi tiêu hợp lý:
+ Tính toán những khoản chi thiết yếu/ không thiết yếu trong gia đình
+ Có kế hoạch chi tiêu hằng tháng/ hằng tuần,…
+ Chi tiêu hợp lý so với khả năng tài chính của gia đình
+ Trao đổi, thống nhất các mục tiêu, tài chính trong gia đình
+ Lập quỹ dự phòng, tiết kiệm
+ Xem xét lại các khoản chi tiêu trong gia đình
Quản lý thu, chi trong gia đình là vô cùng cần thiết, bởi:
+ Giúp kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình.
+ Giúp chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.
+ Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.
2. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH.
Câu hỏi:
a. Theo em, để lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào?
b. Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lý thu, chi theo những nội dung trên.
Trả lời rút gọn:
a. Dựa vào thông tin đã cho, em nhận thấy để lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung sau:
+ Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Xác định các nguồn thu nhập trong đình
+ Thống nhất các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi
+ Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
b. Nội dung của việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình là:
- Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình:
+ Lập danh sách các mục tiêu tài chính của gia đình: liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,...
+ Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình.
+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.
- Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình:
+ Lập danh sách các nguồn thu nhập trong gia đình (bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư, thu nhập bổ sung....).
+ Lưu ý: Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.
- Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình:
+ Phân loại các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Lưu ý nguyên tắc: luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu; lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chỉ tiêu; đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát.
- Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi:
+ Tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chỉ phù hợp với đặc điểm của gia đình.
+ Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi.
+ Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện không hợp lí có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.
- Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có):
+ Sau khi xác định các khoản thu, chỉ và phân chia tỷ lệ khoản chỉ tiêu, các gia đình sẽ thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, ghi chép tất cả các khoản thu và chi tiêu hằng tháng.
+ Nguyên tắc: không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra; không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc; loại bỏ các thói quen chỉ tiêu không hợp lý; sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lý thu, chi thông minh.
+ Điều chỉnh kế hoạch: So sánh kế hoạch chỉ tiêu với thực tế để điều chỉnh cho hợp lý. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu giúp đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.
Là một học sinh lớp 12, em có thể thực hành lập kế hoạch quản lý thu, chi như sau:
- Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình: Mục tiêu của em là tiết kiệm 500.000 VND mỗi tháng để mua sách và đồ dùng học tập.
- Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình: Nguồn thu nhập chính của em là tiền tiêu vụ từ bố mẹ mỗi tháng là 2.000.000 VND và tiền lì xì từ người thân trong các dịp lễ, tết.
- Thống nhất các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình:
+ Chi tiêu thiết yếu: Học phí, tiền ăn trưa, tiền đi lại, tiền mua sách và đồ dùng học tập.
+ Chi tiêu không thiết yếu: Mua đồ chơi, xem phim, mua đồ ăn vặt.
- Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi: Em sẽ dành 70% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu, 20% cho các khoản chi tiêu không thiết yếu và 10% để tiết kiệm.
- Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có): Em sẽ ghi chép tất cả các khoản thu, chi vào cuốn sổ và đánh giá kế hoạch của mình vào cuối mỗi tháng. Nếu thấy có điểm gì không hợp lý, em sẽ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy liệt kê các thói quen chi tiêu hợp lý/ không hợp lí trong gia đình và nêu cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lý.
Thói quen chi tiêu hợp lý | Thói quen chi tiêu không hợp lý | Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lý |
1. …?… 2. …?… 3. …?… | 1. …?… 2. …?… 3. …?… | 1. …?… 2. …?… 3. …?… |
Trả lời rút gọn:
Thói quen chi tiêu hợp lý | Thói quen chi tiêu không hợp lý | Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lý |
1. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng và tuân thủ nó. 2. Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu hàng tháng và tuân thủ kế hoạch đó. 3. So sánh giá cả và chất lượng trước khi mua hàng. | 1. Mua sắm không cần thiết mà không xem xét tới tình hình tài chính. 2. Tiêu hết số tiền thu nhập mà không để dành. 3. Tiêu tiền mà không có kế hoạch hoặc mục tiêu cụ thể. | 1. Lập ngân sách hàng tháng và tuân thủ nó để kiểm soát chi tiêu. 2. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng và tuân thủ nó. 3. So sánh giá cả và chất lượng trước khi mua hàng để đảm bảo nhận được giá trị tốt nhất cho tiền của mình. |
Câu 2: Em hãy lập danh sách các chi tiêu trong gia đình và tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi tiêu theo gợi ý dưới đây:
Các khoản chi tiêu | Nội dung chi tiêu | Tỉ lệ phân chia các khoản chi (%) |
- Thiết yếu: |
|
|
- Không thiết yếu: |
|
|
Trả lời rút gọn:
Các khoản chi tiêu | Nội dung chi tiêu | Tỉ lệ phân chia các khoản chi (%) |
Thiết yếu | Tiền thuê nhà | 30% |
Tiền điện, nước, internet | 10% | |
Tiền ăn uống | 30% | |
Không thiết yếu: | Tiền du lịch, giải trí | 15% |
Tiền mua sắm, sở thích cá nhân | 15% |
Câu 3: Em hãy xác định một số lưu ý khi thực hiện những nội dung dưới đây:
- Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
- Xác định các nguồn thu nhập trong đình
- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình
- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình
- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình
Trả lời rút gọn:
Một số lưu ý khi thực hiện những nội dung trên là:
Nội dung | Lưu ý |
Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình | Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.
|
Xác định các nguồn thu nhập trong đình | Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.
|
Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình | Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu; lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chỉ tiêu; đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát. |
Lập kế hoạch thu, chi của gia đình | Trong quá trình thực hiện không hợp lí có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.
|
Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình | Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra; không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc; loại bỏ các thói quen chỉ tiêu không hợp lý; sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lý thu, chi thông minh.
|
Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.
Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chi ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.
a. Em hãy chỉ ra những thói quen chi tiêu hợp lý, không hợp lý của các gia định trong mỗi trường hợp trên.
b. Em sẽ đưa ra lời khuyên cho các gia đình trên như thế nào để quản lý thu, chi trong gia đình hiệu quả hơn?
Trả lời rút gọn:
a. Thói quen chi tiêu của các gia đình như sau:
Trường hợp 1: Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng lại không có kế hoạch chi tiêu cụ thể. Điều này dẫn đến việc họ thường xuyên gặp phải áp lực tài chính và nợ nần. Đây là một thói quen chi tiêu không hợp lý.
Trường hợp 2: Gia đình bạn N đã phát sinh một số khoản chi ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình để cân đối lại ngân sách. Đây là một thói quen chi tiêu hợp lý.
b. Lời khuyên cho các gia đình là:
Gia đình anh T: Anh T nên lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể và tuân thủ nó. Việc này bao gồm việc xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu, và phân bổ tỷ lệ thu nhập cho mỗi khoản. Điều này sẽ giúp gia đình anh T kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu và giảm bớt áp lực tài chính.
Gia đình bạn N: Gia đình bạn N đã có một thói quen tốt là cắt giảm các khoản chi không thiết yếu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch, họ nên lập một kế hoạch chi tiêu dự phòng cho những trường hợp bất ngờ.
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy lập kế hoạch quản lý thu, chi hằng tháng trong gia đình em theo gợi ý dưới đây và thực hiện theo kế hoạch đã lập. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và cho biết ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch quản lý thu, chi Thời gian: Tháng … (Từ ngày … đến ngày …) | |
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện. |
|
Xác định các khoản thu nhập trong gia đình. |
|
Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia. |
|
Thống nhất các nguyên tắc thực hiện. |
|
Kết quả thực hiện. |
|
Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch |
|
Trả lời rút gọn:
Kế hoạch quản lý thu, chi Thời gian: Tháng 1 | |
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện. | Tiết kiệm 10% thu nhập |
Xác định các khoản thu nhập trong gia đình. | 20 triệu đồng |
Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia. | Thiết yếu: 14 triệu đồng Không thiết yếu: 4 triệu đồng |
Thống nhất các nguyên tắc thực hiện. | Chi tiêu theo kế hoạch, tiết kiệm 10% thu nhập |
Kết quả thực hiện. | Tiết kiệm được 2 triệu đồng |
Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch | Giúp quản lý tài chính hiệu quả, tránh lãng phí |
Câu 2: Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong lớp các công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lý thu, chi hiệu quả trong gia đình.
Trả lời rút gọn:
Em sưu tầm được các công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lý thu, chi hiệu quả trong gia đình sau:
+ Sổ thu chi Misa: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
+ Money Lover: Đây là một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân phổ biến, giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.
+ HomeBudget: Phần mềm này giúp quản lý thu, chi, và ngân sách gia đình.
+ PocketGuard: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.
+ Spendee: Công cụ này giúp theo dõi và phân loại chi tiêu.
+ Money Helper: Ứng dụng này giúp quản lý thu nhập và chi tiêu.