Slide bài giảng KHTN 7 cánh diều bài 30: sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Slide điện tử bài 30: sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 30. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 30.1, nêu mục đích đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình.
 

BÀI 30. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Trả lời:

Mục đích là chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

II. MÔ PHÂN SINH

Câu 1: Quan sát hình 30.2, chỉ vị trí của mô phân sinh.

BÀI 30. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Trả lời:

  • Mô phân sinh đỉnh chồi: nằm ở đỉnh ngọn, đỉnh chổi, đỉnh cành,…

  • Mô phân sinh đỉnh rễ: nằm ở chóp rễ.

  • Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, cành,…

Câu 2: Nêu vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây

Trả lời:

Vai trò: Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng.

III. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Câu 3: Quan sát hình 30.3 trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến  (7) của cây cam

BÀI 30. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Trả lời:

(1) Hạt cam được gieo vào đất.

(2) Hạt nảy mầm.

(3) Từ mầm cây phát triển thành cây con.

(4) Từ cây con phát triển thành cây con lớn hơn.

(5) Cây tăng trưởng mạnh.

(6) Cây bắt đầu ra hoa.

(7) Cây bắt đầu kết quả từ hoa.

IV. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN

Câu 4: Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để tăng năng suất cây trồng

Trả lời:

Ứng dụng: Đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, xác định được thời điểm thu hoạch; điều khiến yếu tố môi trường; trồng cây đúng mùa vụ, luôn canh; sử dụng thuốc kích thích cho cây ra rễ, tăng trưởng chiều cao…

Câu hỏi 1: Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Trả lời:

Ví dụ: Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa chín đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân vào giai đoạn lúa chín.

Vận dụng 1

Câu hỏi: Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ?

Trả lời:

Vì trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó.

Vận dụng 2

Câu hỏi: Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?

Trả lời:

  • Thắp đèn: thắp sáng liên tục từ 15 - 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7 - 10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3 - 5 ngày thì cây ra hoa.

  • Sử dụng phân bón, nước, chất kích thích sinh trưởng hợp lí để cây ra hoa, tạo quả,…