Slide bài giảng KHTN 7 cánh diều bài 16: Từ trường trái đất
Slide điện tử bài 16: Từ trường trái đất. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy?
Trả lời rút gọn:
Do từ trường của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm.
I. MÔ TẢ TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
Câu 1: Dựa vào hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lý và cực từ bắc của (Trái đất) có trùng nhau không?
![BÀI 16. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT](/sites/default/files/ck5/2024-09/04/image_c18b3dbd0c0.png)
Trả lời rút gọn:
Cực Bắc địa lý và cực từ bắc của Trái đất không trùng nhau.
II. LA BÀN
Câu 2: Khi ở trên tàu thuyền trên biển cả mênh mông, cần tìm hướng di chuyển chính xác, người ta có thể dùng dụng cụ gì?
Trả lời rút gọn:
Có thể dùng la bàn.
Câu hỏi: Ở hình 16.3, B là vị trí của ngôi nhà. Hãy xác định hướng địa lí từ tâm la bàn đến B.
Trả lời rút gọn:
Từ tâm của la bàn nối 1 đường thẳng đến điểm B.
![BÀI 16. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT](/sites/default/files/ck5/2024-09/04/image_440214b8e40.png)
Vị trí của điểm B: 240° hướng Tây Nam.
Vận dụng
Câu hỏi: Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trường của trường em
Trả lời rút gọn:
Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.
Khi kim nam châm la bàn ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến vị trí của trường em.