Slide bài giảng KHTN 6 cánh diều bài 5: Sự đa dạng của chất

Slide điện tử bài 5: Sự đa dạng của chất. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 6 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

I. CHẤT Ở XUNG QUANH TA

Câu 1: Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống.

Trả lời rút gọn: 

- Vật thể tự nhiên: con gà, bắp ngô, vi khuẩn, nước

- Vật thể nhân tạo: bình chứa oxygen, bút chì

- Vật sống: con gà, bắp ngô, vi khuẩn

- Vật không sống: bình chứa oxygen, bút chì, nước

Câu 2: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?

1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa)

2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm

3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước

4. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy

Trả lời rút gọn: 

- Vật thể tự nhiên: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, cây bạch đàn

- Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy

- Vật sống: thân cây bạch đàn 

- Vật không sống: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy

Câu 3: 

1. Hãy kể tên một số chất có trong: 

- Nước biển

- Bắp ngô

- Bình chứa khí oxygen

2.  Hãy kể tên các vật thể chưa một trong những chất sau: 

- Sắt

- Tinh bột

- Đường

Trả lời rút gọn: 

1. Một số chất có trong:

- Nước biển: muối

- Bắp ngô: tinh bột

- Bình chứa oxygen: oxi

2. Các vật thể chứa một trong những chất sau:

- Sắt: máy gặt

- Tinh bột: ngô

- Đường: quả táo

II. BA THỂ CỦA CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG

Câu 1: Kể tên một số chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết. 

Trả lời rút gọn: 

- Chất rắn: cốc nước, cánh cửa, bút, giày dép, điện thoại,...

- Chất lỏng: xăng, rượu bia, nước, dầu,...

- Chất khí: oxi, các-bon-nic, lưu huỳnh, mùi khai (NH3), mùi trứng thối (H2S)

Câu 2: Em hãy kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường.

Trả lời rút gọn: 

Gạch, đá, cát, sắt, cửa,…

Câu 3: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau

Trả lời rút gọn: 

Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Vì xăng là một loại chất lỏng nên ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó. 

Câu 4: 

1. Vì sao phải giữ chất khí trong bình khí?

2. Tìm hiểu những chất quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

Trả lời rút gọn: 

1. Vì chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

2.

Chất

Thể

(Ở nhiệt độ phòng)

Đặc điểm nhận biết

(về thể)

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

H2S

Khí

Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định

Quả trứng thôi

Oxy

Khí

Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định

Không khí

Đồng

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Dây điện