Slide bài giảng KHTN 6 cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Slide điện tử bài 22: Đa dạng động vật không xương sống. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 6 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22: ĐA DẠNG THỰC VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

PHẦN MỞ ĐẦU

Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật và thực vật?

Trả lời rút gọn: 

Có khả năng di chuyển

II. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Câu 1: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang

Trả lời rút gọn: 

- Động vật ngành ruột khoang có cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Ruột dạng túi, không có hậu môn

- Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào

- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai 

Câu 2: Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa

Trả lời rút gọn: 

- Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.

- Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

Câu 3: Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết của sán dây, giun đũa, giun đất.

Trả lời rút gọn: 

- Sán dây: Miệng có giác bám, thích nghi với hoạt động bám giữ vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng của cơ thể. 

- Giun đũa: có kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt. Giun cái dài 20 - 30 cm, giun đực 15 - 20 cm

- Giun đất: cơ thể dài, gồm nhiều đốt, ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân)

Câu 4: Nêu những đặc điểm hình thái của 3 loại động vật có trong hình 22.4

Trả lời rút gọn: 

- Con ốc sên: sống cả ở nước, kể cả trên cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau: Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần). Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. Vỏ ốc sên: hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở người

- Con mực: Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.

- Con sò: động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn.

Câu 5: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm

Trả lời rút gọn: 

Có cơ thể mềm và không phân đốt. Đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể

Câu 6: Gọi tên các động vật có trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật đó.

Trả lời rút gọn: 

Con sên lãi, con chai, con ốc, con sứa, con hàu: làm thực phẩm, được dùng trong ngành mỹ phẩm.…

Câu 7: Kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em và nêu vai trò và tác hại của các loài đó trong thực tiễn. 

Trả lời rút gọn: 

- Chai sông, sứa, ngao, ốc ao, ốc bươu vàng, lươn, trạch: Làm món ăn, là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm

- Giun đất: làm đất tơi xốp

- Sứa: Làm món ăn, là loại thực phẩm

- Ốc sên: có hại, ốc sên ăn rau phá hoại cây trồng

Câu 8: Quan sát mẫu vật (mực, trai, ốc,...) hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng vẽ những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1  

Trả lời rút gọn: 

Tên động vật thân mềm

Đặc điểm hình thái ngoài

Mực

Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng

Chai

Cấu tạo: gồm có 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp sừng, lớp giữa là lớp đá vôi. Trong cùng là lớp sà cừ óng ánh. Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong tạo khoang áo có ống hút và ống thoát, phía trong là thân trai, phía ngoài là thân trai (lưỡi rìu).

Ốc sên

Sống cả ở nước, kể cả trên cạn. Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần). Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. Vỏ ốc sên: hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở người

Giun

Có kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt. Giun cái dài 20 - 30 cm, giun đực 15 - 20 cm

Câu 9: Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.

Trả lời rút gọn: 

Tên loài

Đặc điểm hình thái

Lợi ích/tác hại

Cua

Gồm có những bộ phận mai cua, bên dưới là yếm cua, hai mắt của cua, cua có hai càng to,tám càng nhỏ để bảo vệ và di chuyển nên cua chỉ di chuyển ngang.

Thực phầm

Châu chấu

Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.  Đầu: có 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng. Ngực: có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lỗ khí

Phá hoại mùa màng

Nhện

Cơ thể của chúng chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, đôi kìm có tuyến độcmiệng không hàm nhai, không cánh. Tất cả các loài nhện đều có khả năng nhả tơ

Làm mất vệ sinh

Tôm

Gồm có đầu, mình, đuôi.Đầu tôm gồm có hai mắt và hai dâu rất dài, có nhiều chân. Thân tôm dài hơi cong khi bơi thì tôm bơi lùi.

Thực phẩm 

Câu 10: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết các động vật thuộc ngành Chân khớp

Trả lời rút gọn: 

- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

- Các chân phân đốt khớp động.

- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

Câu 11: Nêu tên các động vật thuộc ngành chân khớp trong hình 22.7 

Trả lời rút gọn: 

- Hình a. Mọt ẩm

- Hình b. Ruồi

- Hình c. Ve bò

- Hình d. Ve sầu

- Hình e. Bọ ngựa

- Hình f. Ong

Câu 12: Kể tên một số động vật Chân khớp có ở địa phương em và nêu vai trò, tác hại của các loài đó trong thực tiễn

Trả lời rút gọn: 

- Ong mật: lấy mật

- Cua đồng: thực phẩm 

- Tôm sông: thực phẩm

Câu 13: Lập bảng phân biệt các ngành động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện

Trả lời rút gọn: 

Ngành

Đặc điểm nhận dạng

Đại diện

Ngành Ruột khoang

Cơ thể đối xứng, tỏa tròn

Thủy tức

Ngành Giun

Không có xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu thân

Giun đất

Ngành thân mềm

Có cơ thể mềm và không phân đốt

Chai sông

Ngành chân khớp

Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động

Châu chấu