Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài Ôn tập chủ đề 7

Slide điện tử bài Ôn tập chủ đề 7. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

Câu 1: Vì sao một số alkane được chọn dùng làm nhiên liệu? Hãy giới thiệu một số nhiên liệu được sử dụng nhiều trong ngành giao thông công cộng ở nước ta

Trả lời rút gọn:

+Các alkane đều cháy trong không khí tạo sản phẩm chủ yếu gồm carbon dioxide và nước, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu.

+Một số nhiên liệu được sử dụng nhiều trong ngành giao thông công cộng ở nước ta: xăng, dầu… 

Câu 2: Hiện nay xăng, dầu, khí đốt là nguồn nhiên liệu chủ yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam có những mỏ dầu và nhà máy lọc dầu nào, em hãy tìm hiểu và liệt kê

Trả lời rút gọn:

Ở Việt Nam có những mỏ dầu như: mỏ dầu Bạch Hổ, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sử Tử Vàng, mỏ Sư Tử Trắng…

Câu 3: (A) là hợp chất hữu cơ gồm ba nguyên tố, có khối lượng phân tử bằng 46 amu. Phần trăm khối lượng của oxygen và hydrogen trong (A) lần lượt là 34,78% và 13,04%. Lập công thức phân tử của (A)

Trả lời rút gọn:

Phần trăm khối lượng của oxygen và hydrogen trong (A) lần lượt là 34,78% và 13,04%. (A) là hợp chất hữu cơ gồm 03 nguyên tố, trong đó có oxygen và hydrogen. Vậy nguyên tố còn lại là carbon.

Gọi công thức phân tử của (A) có dạng CxHyO

Phân tử khối của (A) = 12x+y+16z=46 (*)

% khối lượng của oxygen trong (A) được tính bằng

 

=> x = 1

% khối lượng của hydrogen trong (A) được tính bằng

 

=> y = 6

Từ (*) => z= 2

Vậy công thức phân tử của (A) có dạng  C2H6O

 

Câu 4: Vì sao ethylene có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer? Để sản xuất được 280 kg polyethylene thì cần bao nhiêu lít khí ethylene (đkc)? Giả sử hiệu suất đạt 80%?

Trả lời rút gọn:

Ethylen chứa liên kết đôi, trong điều kiện (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác) thích hợp, liên kết đôi bị đứt, khiến ethylen có thể tham gia phản ứng trùng hợp (cộng hợp liên tiếp các phân tử ethylen lại với nhau) tạo thành một phân tử có khối lượng lớn, gọi là polymer.

Phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp tạo polyethylene:

nC2H4 —> (C2H4)n

Khối lượng polyethylene thu được là:

  = 350kg, 

Số mol ethylen nguyên liệu cần cho phản ứng là: = 1250 mol

Vậy thể tích khí ethylen nguyên liệu cần cho phản ứng là: V = 1250 x 22,4 = 28.000 lít

Câu 5: Động cơ đốt trong như xe gắn máy, ô tô,… có một bộ phận điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu (xăng hoặc dầu) và không khí thích hợp để nhiên liệu cháy tối đa, giúp động cơ hoạt động tốt nhất. Xe nâng chạy bằng gas thường dùng nhiên liệu butane. Theo em, bộ phận trộn nhiên liệu được điều chỉnh phù hợp nhất khi tỉ lệ thể tích butane và oxygen đạt giá trị nào?

Trả lời rút gọn:

Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy butane:

C4H10 + 13O—> 8CO+ 10H2O (phản ứng có nhiệt độ)

Bộ phận trộn nhiên liệu được điều chỉnh phù hợp nhất khi lượng oxygen cung cấp đủ để butane cháy hoàn toàn. Từ phương trình hóa học, tỉ lệ thể tích butane và oxygen (bằng với tỉ lệ số mol) khi được điều chỉnh đạt giá trị 1:13 sẽ giúp nhiên liệu butane cháy tối đa, khiến động cơ hoạt động tốt nhất.