Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 18: Giới thiệu về hợp kim
Slide điện tử bài 18: Giới thiệu về hợp kim. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 18. GIỚI THIỆU VỀ HỢP KIM
Mở đầu: Để khoan được đất, đá, người ta phải chế tạo mũi khoan có độ cứng cao được làm từ hợp kim. Hợp kim là gì? Vì sao lại chế tạo ra hợp kim? Chúng có thành phần và tính chất nào đặc trưng?
Trả lời rút gọn:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Hợp kim được nghiên cứu chế tạo vì: một số hợp kim có những đặc tính quý báu (như độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn…) cao hơn so với kim loại tạo nên chúng, nên có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật, sản xuất và cuộc sống hàng ngày.
Thành phần của hợp kim gồm một kim loại và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Tính chất đặc trưng của hợp kim: hợp kim cứng hơn so với kim loại ban đầu.
1. HỢP KIM
Câu 1: Vì sao người ta thường sử dụng hợp kim mà không dùng kim loại tinh khiết để chế tạo các vật dụng trong đời sống?
Trả lời rút gọn:
Người ta thường sử dụng hợp kim mà không dùng kim loại tinh khiết để chế tạo các vật dụng trong đời sống vì nó có những tính chất vật lý, hóa học và cơ học quý hơn những kim loại tinh khiết, giá thành lại rẻ hơn.
Vận dụng: Quan sát trong nhà, em thấy có những vật dụng nào được chế tạo từ hợp kim? Kể tên hợp kim làm nên vật dụng đó
Trả lời rút gọn:
Một số vật dụng được chế tạo từ hợp kim có thể quan sát được trong nhà: vòi nước, giá phơi quần áo được làm từ inox; xoong, nồi được làm từ gang; song chắn cửa sổ được làm từ thép…
Mở rộng: Vì sao hợp kim lại cứng hơn so với kim loại ban đầu?
Trả lời rút gọn:
Hợp kim cứng hơn so với kim loại ban đầu vì: khi kim loại được chế tạo thành hợp kim, các nguyên tử kim loại mới xuất hiện trong mạng tinh thể. Các lớp nguyên tử kim loại ban đầu không thể trượt một cách dễ dàng khi có lực tác dụng.
2. MỘT SỐ HỢP KIM PHỔ BIẾN
Câu 2: Quan sát Bảng 18.1, em hãy cho biết thép thường và inox có gì khác về thành phần, tính chất
Bảng 18.1: Thành phần, tính chất và ứng dụng của một số hợp kim phổ biến
Hợp kim | Thành phần | Tính chất | Ứng dụng |
Gang | Chủ yếu là sắt, 2% - 5% carbon và một nguyên tố khác | Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt | Sản xuất bếp, lò nướng hoặc lò hơi, chi tiết máy móc, bánh răng,… |
Thép thường (thép cacbon) | Chủ yếu là sắt, dưới 2% carbon và một lượng nhỏ nguyên tố khác | Dẻo và cứng | Làm vật liệu xây dựng, chế tạo các vật dụng trong đời sống… |
Inox (thép đặc biệt) | Chủ yếu là sắt và một số nguyên tố khác như Cr, Ni,… | Khó bị gỉ | Dao, kéo, bồn rửa nhà bếp, dụng cụ phẫu thuật,… |
Duralumin | Hợp kim của nhôm với Cu. Mg, Mn,... | Nhẹ và bền | Chế tạo vỏ máy bay, phụ tùng xe đạp,… |
Trả lời rút gọn:
Về thành phần, thép thường có thành phần chủ yếu là sắt, dưới 2% carbon và một lượng nhỏ nguyên tố khác, trong khi inox (thép đặc biệt) có thành phần chủ yếu là sắt và một số nguyên tố khác như Cr, Ni,...
Về tính chất, thép thường dẻo và cứng, trong khi inox lại khó bị gỉ.
3. SẢN XUẤT GANG VÀ THÉP
Câu 3: Việc thêm đá vôi vào lò cao có mục đích gì trong quá trình sản xuất gang?
Trả lời rút gọn:
Việc thêm đá vôi vào lò cao trong quá trình sản xuất gang nhằm mục đích làm sạch tạp chất trong quá trình sản xuất gang
Câu 4: Vì sao oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy?
Trả lời rút gọn:
Oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy nhằm mục đích đốt cháy hoàn toàn than cốc theo phản ứng: C + O2 —> CO2
Nhiệt lượng của phản ứng tỏa ra làm nhiệt độ trong lò tăng cao. Khí CO2 đi lên phía trên gặp lớp than cốc, tiếp tục xảy ra phản ứng để tạo khí CO
C + CO2 —> 2CO
Khí CO phản ứng với oxide của sắt trong quặng để tạo ra sắt.
Luyện tập: Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh họa và viết phương trình hóa học của phản ứng
Trả lời rút gọn:
Khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl, khí H2 được sinh ra.
Ví dụ minh họa: cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2
Câu 5: Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
Trả lời rút gọn:
Cho dây đồng vào ống nghiệm (1) chứa 2mL ZnSO4, không có hiện tượng gì xảy ra.
Cho dây đồng vào ống nghiệm (2) chứa 2mL AgNO3, dây đồng tan dần, dung dịch thu được có màu xanh nhạt, kim loại màu trắng xám sinh ra bám vào dây đồng. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 6: Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag
Trả lời rút gọn:
Nhận xét: Mức độ hoạt động hóa học của 03 kim loại trên tăng dần theo thứ tự: Ag < Cu < Zn
Luyện tập: Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Ca + H2O ?
- Fe + HCl ?
- Zn + CuSO4 ?
Trả lời rút gọn:
Phương trình hóa học:
Ca + H2O Ca(OH)2 + H2
Fe + HCl FeCl2 + H2
Zn + CuSO4ZnSO4 + Cu
Câu 7: Trong công nghiệp, phương pháp nào được sử dụng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì?
Trả lời rút gọn:
Trong công nghiệp, phương pháp được sử dụng để sản xuất nhôm là điện phân nóng chảy. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bauxite (thành phần chủ yếu: aluminium oxide).
Câu 8: Người ta đã dùng phương pháp nào để tách Zn từ zinc sulfide? Viết phương trình hóa học xảy ra
Trả lời rút gọn:
Người ta dùng phương pháp nhiệt luyện để tách Zn từ zinc sulfide
2ZnS + 3O2 —> 2ZnO + 2SO2 (có nhiệt độ)
Sau đó cho ZnO phản ứng với C ở nhiệt độ cao thu được kẽm
ZnO + C —> Zn + CO (có nhiệt độ)
Vận dụng: Hãy giải thích vì sao vàng, đồng, sắt được con người biết đến và sử dụng trước nhôm hàng nghìn năm
Trả lời rút gọn:
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh nên trong tự nhiên không thể tìm được nhôm ở dạng đơn chất, ngoài ra, rất khó để điều chế nhôm đơn chất từ quặng nhôm. Đến khi con người tìm ra phương pháp điện phân nóng chảy quặng nhôm thì nhôm đơn chất mới được tạo ra và đưa vào sử dụng. Trong khi đó, vàng là kim loại khử rất yếu, có thể tìm thấy ở dạng đơn chất còn đồng, sắt có thể điều chế dạng đơn chất dễ dàng hơn nhôm nhiều