Slide bài giảng Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp sillicate

Slide điện tử bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp sillicate. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Mở đầu: Trong ngành công nghiệp xây dựng, đá vôi là một nguyên liệu rất phổ biến và có vai trò quan trọng. Nguồn cung cấp đá vôi đến từ đâu? Thành phần chính của đá vôi gồm những gì? Ứng dụng của đá vôi như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Nguồn đá vôi thường được tìm thấy và khai thác từ các mỏ hoặc núi đá ở nhiều nơi trên thế giới. Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate CaCO3. Đá vôi được sử dụng để sản xuất:

+Đá vôi nghiền là loại đá vôi đã được nghiền nhỏ; được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh, xi măng…

+Vôi sống (thành phần chính là calcium oxide) là sản phẩm thu được sau khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao. Vôi sống được sử dụng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản, nước thải…

+Vôi tôi (thành phần chính là calcium hydroxide) là sản phẩm khi hòa tan vôi sống vào nước, dùng để khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng…

 

1. NGUỒN ĐÁ VÔI VÀ ỨNG DỤNG TỪ ĐÁ VÔI

Câu 1: Nguồn đá vôi có ở đâu trong tự nhiên

Trả lời rút gọn:

Nguồn đá vôi này  thường được tìm thấy và khai thác từ các mỏ hoặc núi đá ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Câu 2: Thành phần chính của đá vôi là gì?

Trả lời rút gọn:

Thành phần chính của đá vôi là :calcium carbonate CaCO3

 

Câu 3: Sản phẩm được làm ra từ đá vôi có những ứng dụng nào trong đời sống?

Trả lời rút gọn:

+Đá vôi nghiền là loại đá vôi đã được nghiền nhỏ; được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh, xi măng…

+Vôi sống (thành phần chính là calcium oxide) là sản phẩm thu được sau khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao. Vôi sống được sử dụng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản, nước thải…

+Vôi tôi (thành phần chính là calcium hydroxide) là sản phẩm khi hòa tan vôi sống vào nước, dùng để khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng…

 

2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA SILICON VÀ HỢP CHẤT CỦA SILICON

Câu 4: Quan sát Hình 32.4, hãy cho biết các hợp chất silicon là nguyên liệu phục vụ cho những ngành sản xuất nào?

Trả lời rút gọn:

Các hợp chất silicon là nguyên liệu phục vụ cho những ngành sản xuất như: sản xuất xi măng, sản xuất đồ gốm, sản xuất thủy tinh, sản xuất gạch và ngói…

 

Luyện tập: Hãy liệt kê một số sản phẩm đồ gốm trong gia đình em và cho biết lợi ích của việc dùng đồ gốm

Trả lời rút gọn:

+Liệt kê một số sản phẩm đồ gốm trong gia đình: niêu, ấm sắc thuốc, nồi…

+Lợi ích của việc dùng đồ gốm: chịu nhiệt tốt, bảo vệ môi trường (không tồn tại lâu trong tự nhiên như rác thải nhựa)...

3. SƠ LƯỢC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SILICATE

Câu 5: Em hãy cho biết những sản phẩm nào được làm ra từ gốm? Sản xuất đồ gốm trải qua các công đoạn nào

Trả lời rút gọn:

+Những sản phẩm được làm ra từ gốm: gạch và ngói, sành, sứ và men,...

+Sản xuất đồ gốm trải qua các công đoạn: nghiền, trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu thành khối dẻo; tạo hình sản phẩm rồi sấy khô; nung sản phẩm đã sấy khô ở nhiệt độ cao.

Câu 6: Thành phần chính của xi măng là gì?

Trả lời rút gọn:

Thành phần chính của xi măng là calcium silicate, calcium aluminate.

Câu 7: Em hãy cho biết nguyên liệu chính sản xuất xi măng 

Trả lời rút gọn:

Nguyên liệu chính sản xuất xi măng gồm có đất sét và đá vôi, cát,... 

Câu 8: Vì sao người ta sử dụng xi măng trong xây dựng

Trả lời rút gọn:

Người ta sử dụng xi măng trong xây dựng vì trong xây dựng, xi măng được trộn với nước thành khối nhão, sau vài giờ sẽ bắt đầu đông cứng lại. Sản phẩm thu được là những khối cứng và rất bền.

Vận dụng: Hãy tìm hiểu và giới thiệu cho các bạn biết các nhà máy, cơ sở sản xuất ở Việt Nam về:

  1. Đồ gốm;
  2. Xi măng;
  3. Thuỷ tinh.

Trả lời rút gọn:

Đồ gồm: Các làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng (Hà Nội), Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam), Biên Hòa…

  1. Xi măng: xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh), Bút Sơn (Hà Nam)...
  2. Thủy tinh: làng nghề thủy tinh Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội), làng nghề Xối Trì (Nam Trực, Nam Định)...