Slide bài giảng Hoá học 11 chân trời bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen
Slide điện tử bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Hóa học 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Câu ca dao Việt Nam:
“Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
có ý nghĩa hóa học gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Các oxide của nitrogen trong không khí
- Nitric acid
- Hiện tượng phú dưỡng
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các oxide của nitrogen trong không khí
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng tự nhiên nào và quá trình nào trong hoạt động của con người là nguồn gốc tạo ra các khí NO và NO₂ trong không khí.
- Nitrogen oxide được hình thành từ những nguồn nào?
- Mô tả quá trình hình thành mưa acid
Nội dung ghi nhớ:
* Tìm hiểu về nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí
- Nguồn tạo ra các khí NO, NO2 trong không khí:
+Trong tự nhiên: sấm sét, núi lửa phun, phân huỷ vi sinh vật.
+Trong đời sống: khói các nhà máy, động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông.
- Nitrogen oxide được hình thành từ những hiện tượng trong tự nhiên hoặc các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao.
* Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid
- Trong khí thải công nghiệp và khí thải các động cơ đốt trong của phương tiện giao thông có chứa các khí SO2, NO, NO2,... Các khí này bay lên cao, tác dụng với oxygen và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác của các oxide kim loại (có trong khói. bụi nhà máy) hoặc ozone, tạo thành H2SO4 và HNO3,... Các chất này hoà tan heo nước mưa rơi xuống, hình thành nên mưa acid.
Hoạt động 2: Nitric acid
Gv yêu cầu HS trao đổi theo nhóm:
- Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của nitricacid
- Tại sao phải bảo quản nitricacid trong lọ tối màu.
- Viết phương trình điện li của HNO3.
- Nêu tính chất hoá học của nitricacid
Nội dung ghi nhớ:
*Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của nitricacid
- Các liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3 là liên kết cộng hoá trị phân cực. Trong hợp chất HNO3, N có số oxi hóa cao nhất là +5
→ Dự đoán HNO3 là một chất oxi hoá mạnh
- Do HNO3 là một acid kém bền. Trong điều kiện thường, có ánh sáng dung dịch acid đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí NO2 khí này tan trong trong dung dịch acid làm cho dung dịch có màu vàng.
4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O
* Tìm hiểu tính chất hóa học và một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitricacid
- Phương trình điện li của HNO3:
HNO3 → H + + NO3-
→ HNO3 là acid mạnh
Số OXH của N là +5 cao nhất → chỉ có xu hướng giảm số OXH khi tham gia phản ứng hoá học → tính oxi hoá mạnh
- Tính acid
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với oxide base, base, muối của các acid yếu→ muối nitrate.
Hoạt động 3: Hiện tượng phú dưỡng
HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Dấu hiệu nào cho thấy hiện tượng phú dưỡng xảy ra?
- Có những phương pháp nào để hạn chế hiện tượng phú dưỡng?
Nội dung ghi nhớ:
- Dấu hiệu nhận biết hiện tượng phú dưỡng: Khi thực vật sống dưới nước phát triển mạnh một cách ồ ạt, chẳng hạn như tảo nở hoa, đồng thời làm cho nước đổi màu sang màu đỏ hoặc xanh. Sinh vật phù du sinh sản nhiều cũng sẽ xuất hiện các loại rong, tảo bám đất xung quanh hồ và mực nước ngày càng thấp lại do chất thải của các sinh vật này tạo ra dưới đáy hồ. Nếu hiện tượng phú dưỡng diễn ra lâu ngày thì nước trong hồ sẽ đặc dẫn và biến thành đầm lầy sau đó.
- Một số phương pháp hạn chế hiện tượng phú dưỡng.
+ Xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
+ Xử lý nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm, thuỷ hải sản trước khi xả ra môi trường.
+ Không bón phân quá nhiều.
+ Bổ sung vi sinh cho ao hồ.
+Xử lý bùn đáy ao, hồ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Công thức của khí nitrogen monoxide là
A. NO
B. N2O
C. NO2
D. N2
Câu 2: Nitric acid là một
A. Base manh
B. Base yếu
C. Acid mạnh
D. Acid yếu
Câu 3: Các khí oxide của nitrogen có công thức chung là
A. NO2
B. N2
C. N2O
D. NOx
Câu 4: Phú dưỡng là hiện tượng
A. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
B. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
C. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
D. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
Câu 5: Ao hồ có khả năng tự lọc nước nhờ
A. Oxygen trong không khí
B. Các kim loại nặng
C. Vi sinh vật tự nhiên
D. Cả 3 ý ttrên đều đúng
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nước thải từ chăn nuôi góp phần gây ra hiện tượng phú dưỡng ở ao hồ như thế nào? Giải thích lý do.
Câu 2: Viết phương trình hóa học khi dung dịch HNO₃ phản ứng với CuO, Ca(OH)₂, và CaCO₃. Các phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Giải thích.