Slide bài giảng Địa lí 11 kết nối bài 9: Liên minh châu Âu – Một liên kết kinh tế khu vực lớn

Slide điện tử bài 9: Liên minh châu Âu – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9: LIÊN MINH CHÂU ÂU- MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ LỚN KHU VỰC

MỞ ĐẦU

Liên minh châu Âu (EU) là một liên kết kinh tế khu vực lớn, đạt nhiều thành tựu về hợp tác khu vực trên thế giới. Vậy EU hoạt động với mục tiêu và thể chế như thế nào? Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và sự hợp tác, liên kết trong EU được thể hiện ra sao?

Trả lời rút gọn:

* Mục tiêu:

- Xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung

- Liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ

* Thể chế:

- Hội đồng châu Âu

- Nghị viện châu Âu

- Uỷ ban châu Âu

- Hội đồng Liên minh châu Âu

*Vị thế:

- EU là một trong những trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

I. QUY MÔ, MỤC TIÊU VÀ THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU.

1. Quy mô 

CH: Dựa vào thông tin mục 1, bảng 9.1 và hình 9.1, hãy xác định quy mô của EU. 

Trả lời rút gọn:

- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên.

- Năm 1993, Hiệp ước Ma-xtrich có hiệu lực, đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.

- Qua quá trình phát triển lâu dài, EU ngày càng mở rộng cả về số thành viên, diện tích, dân số và GDP.

- Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 5.8% dân số và đóng góp 17.8% GDP toàn thế giới.

2. Mục tiêu của EU

CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy xác định mục tiêu của EU.

Trả lời rút gọn:

Mục tiêu trong khu vực:

  • Thúc đẩy hòa bình, tự do, an ninh và hạnh phúc của công dân.

  • Thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ.

  • Thiết lập một thị trường nội bộ, một liên minh kinh tế và tiền tệ

  • Phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế cân bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.

Mục tiêu trên thế giới:

  • Duy trì và phát huy các giá trị và lợi ích của EU.

  • Đóng góp cho hòa bình, anh ninh và phát triển bền vững của Trái Đất.

  • Thương mại tự do và công bằng, xóa đói giảm nghèo.

3. Thể chế hoạt động của EU

CH: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 9.3, hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua bốn cơ quan ra quyết định và điều hành chính.

Trả lời rút gọn:

- Hội đồng châu Âu: Cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Thường họp 4 lần trong năm để giải quyết các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến định hình chính sách và quyết định đường lối chính trị của EU.

- Nghị viện châu Âu: Đại diện cho công dân EU, là cơ quan làm luật của EU. Nhiệm vụ bao gồm lập pháp, giám sát và tài chính.

- Uỷ ban châu Âu: Cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Chịu trách nhiệm xuất, giám sát và thực hiện các dự luật, quản lý ngân sách và đại diện cho EU trong đối ngoại.

- Hội đồng Liên minh châu Âu: Đại diện cho các chính phủ thành viên, là cơ quan làm luật của EU. Họp để thảo luận và thảo luận các dự thảo luật, với 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích vị thế của EU trong kinh tế thế giới.

Trả lời rút gọn:

- GDP của EU năm 2021 chiếm 17,8% GDP toàn cầu, lớn thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. GDP/người cao (38,234 USD), gấp 3,1 lần mức trung bình toàn cầu.

- Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Đức, Pháp, và Ý, cũng là những cường quốc kinh tế và thuộc G7.

- EU là trung tâm thương mại lớn trên thế giới, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cao nhất thế giới (31,0% trị giá toàn cầu).

- Đầu tư ra nước ngoài của EU là thứ hai sau Hoa Kỳ, với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cao nhất thế giới.

- Hoạt động tài chính của EU ảnh hưởng đến quy định, minh bạch và công nghệ tài chính thế giới, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.

- Các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng của EU như chế tạo máy, hóa chất, hàng không - vũ trụ có vị trí cao trên thế giới.

III. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG EU

CH: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU.

Trả lời rút gọn:

- Liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Euro: Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung, bao gồm đồng tiền chung và ngân hàng chung.

- Hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và kiểm soát dữ liệu.

- Hợp tác công nghệ trong trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.

- Chính sách quốc phòng và an ninh chung để bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định, bao gồm phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH 1: Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.

Trả lời rút gọn:

 

CH 2: Hãy chứng minh sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do.

Trả lời rút gọn:

- Bốn quyền tự do của EU bao gồm tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, hàng hóa và tiền vốn. Công dân EU được đảm bảo quyền tự do sinh sống, làm việc và an toàn ở bất kỳ đâu trong EU.

- Dựa trên các quyền này, EU phát triển thị trường chung với nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch. Thị trường chung thúc đẩy chuyên môn hóa, tạo việc làm, giảm rào cản thương mại và cải thiện kinh doanh.

Vận dụng

CH: Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo về trao đổi thương mại một mặt hàng giữa Việt Nam và EU (hàng nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng, ...)

Trả lời rút gọn:

- Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam sang EU tăng cao, như cà phê (42,1%), gạo (63,9%), và hàng thủy sản (32,9%), nhưng giảm đối với cao su, chè, và một số sản phẩm khác.

- Hiệp định thương mại tự do như EVFTA đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Để tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng, chế biến sản phẩm và giảm xuất khẩu thô.