Slide bài giảng Địa lí 11 kết nối bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
Slide điện tử bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
MỞ ĐẦU
Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực này?
Trả lời rút gọn:
* Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:
- Đa dạng về địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và mang lại sự năng động về kinh tế và văn hóa xã hội.
- Đông Nam Á gặp phải thiên tai và cạnh tranh ảnh hưởng từ các cường quốc trên thế giới.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Mỹ Latinh:
- Tạo điều kiện cho phát triển đa dạng ngành kinh tế, nhưng đồng thời gặp khó khăn trong cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
* Dân số và lực lượng lao động ở Đông Nam Á:
- Dân số đông và cơ cấu dân số trẻ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
- Tuy nhiên, phân bố dân cư không hợp lý gây khó khăn trong khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế, đồng thời gây ra các vấn đề như an ninh xã hội, việc làm và di cư.
I. PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 11.1, hãy:
CH 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
Trả lời rút gọn:
* Vị trí địa lý:
- Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.
- Giáp khu vực Đông Á (bắc), Nam Á và vịnh Ben-gan (tây), Thái Bình Dương (đông), và Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương (nam).
- Đây là vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu và Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.
* Phạm vi lãnh thổ:
- Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.
- Bao gồm 11 quốc gia, bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp.
- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2.
CH 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Trả lời rút gọn:
* Thuận lợi:
- Nguồn tài nguyên phong phú, thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế.
- Có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng, đặc biệt eo biển Ma-lắc-ca, góp phần vận chuyển hàng hoá.
- Vị trí địa - chính trị quan trọng, giao thoa của các nền văn hoá, tạo nên sự đa dạng và đặc sắc văn hoá.
* Khó khăn:
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần.
- Sự đa dạng văn hóa gây ảnh hưởng đến bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 11.1, hãy:
CH 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.
Trả lời rút gọn:
* Đông Nam Á lục địa:
- Địa hình chia cắt bởi dãy núi và thung lũng rộng ven biển, có đồng bằng phù sa.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các sông lớn như Mê Công, Mê Nam.
* Đông Nam Á biển đảo:
- Nhiều đảo với núi lửa và ít sông lớn.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Sông ngắn và có nhiều nước.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Sinh vật phong phú trong rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- Khoáng sản đa dạng, bao gồm thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, và khí tự nhiên.
- Vùng biển giàu hải sản và khoáng sản, có nhiều cảng nước sâu, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
CH 2: Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Trả lời rút gọn:
* Ảnh hưởng của khí hậu:
- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới, với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, và lượng mưa nhiều.
- Khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú.
- Tuy nhiên, khu vực chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, và lũ lụt.
- Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4, hãy:
CH 1: Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
Trả lời rút gọn:
- Đông Nam Á có dân số đông, chiếm 8% dân số thế giới (năm 2020), với mật độ trung bình là 148 người/km2.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm, nhưng vẫn cao hơn so với mức trung bình châu Á và thế giới.
- Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.
- Dân số trẻ, với nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
- Sự phân bố dân số không đồng đều, tập trung ở các khu đô thị lớn và đồng bằng, ven biển.
- Indonesia có dân số đông nhất và diện tích lớn, trong khi Singapore có diện tích nhỏ nhất.
CH 2: Phân tích tác động của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Trả lời rút gọn:
* Thuận lợi:
- Dân số đông và trẻ, với nguồn lao động dồi dào và giá lao động rẻ.
- Thị trường tiêu thụ lớn và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
* Khó khăn:
- Trình độ lao động và chuyên môn còn thấp, gây khó khăn trong giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Xã hội
Nhiệm vụ 4: Dựa vào thông tin mục 2, hãy:
CH 1: Nêu một số đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Trả lời rút gọn:
* Đặc điểm xã hội:
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
- Đa dạng tôn giáo, bao gồm Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
- Chênh lệch mức sống giữa các quốc gia và bộ phận dân cư trong một quốc gia.
- Tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
CH 2: Cho biết ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Trả lời rút gọn:
- Sông, hồ ở Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và thủy điện.
- Hồ điều tiết dòng chảy, trữ nước ngọt, cung cấp mặt nước cho hoạt động sản xuất và du lịch.