Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La tinh (phần 1)
Slide điện tử bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La tinh (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
PHẦN 2: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA KHU VỰC MỸ LATINH
BÀI 8: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ MỸ LATINH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:Khu vực Mỹ La-tinh, với đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như các yếu tố dân cư, xã hội và đô thị hóa, có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực này?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Vị trí địa lí
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Dân cư - xã hội
- Tình hình phát triển kinh tế
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hãy xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh trên bản đồ. Sau đó, phân tích cách mà phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.
Nội dung ghi nhớ:
- Mỹ La tinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm Mê hi cô, các quốc đào trong vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.
- Khu vực Mỹ La tinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33°32'B đến vĩ độ 53°53'N nên thiên nhiên phân hoá đa dạng.
- Mỹ La tinh một bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây nên sau cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV, nhiều đợt nhập cư khai phải “Tân thế giới" đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc Mỹ La tinh giáp với Hoa Kỳ - quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn đầu tư quan trọng cho các nước trong khu vực Mỹ La tinh;
+ Phía đông nam và phía tây lần lượt tiếp giáp với các biển và đại dương lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Việc xây dựng kênh đào qua eo Pa-na-ma (Panama) đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
HOẠT ĐỘNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La-tinh. Sau đó, phân tích ảnh hưởng của một trong những điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên đó đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.
Nội dung ghi nhớ:
Yếu tố | Đặc điểm | Ảnh hưởng |
Địa hình và đất đai | - Các đồng bằng rộng lớn, sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng. - Địa hình có sự phân hoá từ đông sang tây. - Vùng núi An-đét chạy dọc phía tây lãnh thổ và quần đảo Ăng-ti | - Thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp. - Có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch. - Thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản. |
Khí hậu | - Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo nằm ở quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn. - Đới khí hậu nhiệt đới nằm ở eo đất Trung Mỹ và phía nam đồng bằng A-ma-dôn. - Khí hậu cận nhiệt ở phía nam lãnh thổ - Khí hậu khô hạn ở một số khu vực như hoang mạc A-ta-ca-ma hoặc quá âm | ướt ở đồng bằng A-ma-dôn, khí hậu núi cao khắc nghiệt ở vùng núi An-đét,... - Các thiên tại như bão nhiệt đới kèm theo lũ lụt ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê. | - Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng. - Tạo điều kiện phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới - Thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới. - Không thuận lợi cho việc cư trú. - Gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực. |
Sông, hồ | - Hệ thống sông ngòi khá phát triển, tập trung chủ yếu ở lục địa Nam Mỹ. Hệ thống sông ở phía đông dãy An-đét phát triển khá dày đặc, chủ yếu là các sông lớn đổ ra Đại Tây Dương - Nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông này chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa. - Khu vực Mỹ La tinh có ít hồ | - Phần thượng nguồn các con sông có giá trị về thuỷ điện; phần hạ nguồn có giá trị về giao thông, thuỷ sản và du lịch. Tuy nhiên, tình trạng lũ lụt hằng năm trên các hệ thống sông ở khu vực Mỹ La tinh cũng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất - Nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho một số quốc gia trong khu vực. |
Sinh vật | - Mỹ La tinh có tài nguyên rừng phong phú với diện tích khoảng 9,32 triệu km2 (chiếm khoảng 23,5% diện tích rừng trên thế giới) với nhiều kiểu rừng khác nhau | - Rừng có tiềm năng rất lớn về kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, diện tích rừng trong khu vực đang bị suy giảm nhanh chóng do cháy rừng, khai thác gỗ, lấy đất làm nông nghiệp, khai thác khoáng sản |
Khoáng sản | - Mỹ La tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. | - Cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu. - Việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia đã làm cho nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường |
Biển | - Có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường. - Bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu. - Dọc bờ biển Mỹ La tinh có nhiều bãi biển đẹp. - Vùng thềm lục địa trong khu vực có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên. | - Tạo thuận lợi phát triển nghề cá. - Tạo điều kiện xây dựng và phát triển cảng biển. - Thuận lợi cho phát triển du lịch. - Nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia - Hiện nay, môi trường biển ở khu vực đang gặp phải một số vấn đề | như khai thác thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển,... |
HOẠT ĐỘNG III. DÂN CƯ – XÃ HỘI
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả một số đặc điểm về dân cư và xã hội của khu vực Mỹ La-tinh. Đồng thời, phân tích vấn đề đô thị hóa tại khu vực này và đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung ghi nhớ:
Dân cư
- Mỹ La tinh có số dân khoảng 652 triệu người (năm 2020). Quy mô dân số có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
- Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2 (năm 2020) tập trung đông ở khu vực ven biểnthưa thớt ở các vùng nội địa.
- Dân số Mỹ La tinh đang có xu hướng già hoá,
+ tỉ lệ dân số trong 100 độ tuổi lao động cao (67,2% năm 2020) tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài
+ tuy nhiên cũng gây sức ép tới vấn đề lao động, chất lượng cuộc sống.
- Cơ cấu dân số theo giới tính có tỉ lệ khá cân bằng giữa nam và nữ.
- Mỹ La tinh là khu vực có quá trình đô thị hoá sớm, mức độ đô thị hoá cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Nguyên nhân cơ bản là do ở những vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác nông nghiệp như diện tích đất canh tác hạn chế, thiên tai,...
- Khu vực Mỹ La tinh có thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa (người Anh-điêng); người có nguồn gốc châu u, chủ yếu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; người da đen gốc Phi; người gốc Á và người lại, tạo nên một khu vực có nền văn hoá đa dạng, đặc sắc.
Xã hội
- Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể thông qua các chỉ số HDI, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, GNI/người. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về các chỉ số này ở một số quốc gia.
- Do thành phần dân cư đa dạng nên khu vực Mỹ La tinh có sự kết hợp của nhiều nền văn hoá trên thế giới và văn hoá bản địa tạo nên một nền văn hoá có sức hấp dẫn như lễ hội, ẩm thực, ngôn ngữ, công trình kiến trúc,...
- Tuy nhiên, Mỹ La tinh còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết như chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo,.…