Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ (phần 2)

Slide điện tử bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 18: KINH TẾ HOA KỲ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bảng KWL: Hoa Kỳ - Cường quốc kinh tế.

HOA KỲ - CƯỜNG QUỐC KINH TẾ

K

(Điều em đã biết về

kinh tế Hoa Kỳ? )

W

(Điều em muốn biết về

kinh tế Hoa Kỳ?)

L

(Điều em học được về kinh tế Hoa Kỳ sau bài hôm nay?)

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

1. Nền kinh tế hàng đầu thế giới

2. Các ngành kinh tế

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nền kinh tế hàng đầu thế giới

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

- Chứng minh Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nội dung ghi nhớ:

- Đặc điểm:

+ GDP hàng đầu thế giới.

+ Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ có sự biến động.

+ Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới.

+ Thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong tổ chức.

+ Trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn và dịch vụ đóng vai trò quan trọng.

+ Nhiều trung tâm kinh tế - tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.

- Nguyên nhân:

- Vị trí địa lí thuận lợi.

→  Thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật, năng suất lao động cao.

- Tham gia toàn cầu hóa kinh tế, phát triển nền kinh tế tri thức sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao.

2. Các ngành kinh tế

GV đưa ra câu hỏi:

- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ.

- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.

- Trình bày sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ của Hoa Kỳ.

Nội dung ghi nhớ:

1. Ngành nông nghiệp:

* Sự phát triển: 

- Nông nghiệp chỉ chiếm 1,1 % GDP của Hoa kỳ nhưng đóng góp hơn 220 tỉ USD cho GDP Hoa Kỳ (năm 2020).

- Ngành nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đại hàng đầu thế giới. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu.

+ Trồng trọt: Hoa Kỳ có khoảng 158 triệu ha đất trồng trọt với đa dạng các loại cây trồng, nổi bật như ngô, đậu nành, lúa mì…

+ Chăn nuôi Hoa kỳ có ngành chăn nuôi phát triển với các vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gia cầm.

- Lâm nghiệp: Hoa Kỳ có diện tích rừng lớn, đa dạng về kiểu rừng. Rừng là môi trường nghiên cứu khoa học, phát triển ngành khai thác, chế biến lâm sản, du lịch…

- Ngành khai thác thủy sản phát triển với các sản phẩm nổi tiếng như cua, tôm hùm, cá hồi….

- Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa dạng hóa các loại nông sản.

* Sự phân bố:

- Nông nghiệp phát triển mạnh ở vùng trung tâm, đồng bằng ven Đại Tây Dương, Ngũ Hổ…

- Lâm nghiệp phát triển ở vùng phía tây, vùng phía nam, ven vịnh Mê – hi – cô…

2. Ngành công nghiệp:

* Sự phát triển: 

- Ngành công nghiệp đóng góp hơn 18% GDP của Hoa Kỳ (năm 2020).

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

- Ngành công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

- Ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo lãnh thổ.

- Công nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng của Hoa kỳ là ngành đứng hàng đầu thế giới.

- Điện tử - tin học là ngành tạo ra doanh thu lớn và thu hút lượng lớn lao động.

- Công nghiệp hóa chất là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ. 

* Sự phân bố:

- Các bang ở khu vực Đông Bắc, ven vịnh Mê – hi – cô, ven Thái Bình Dương…

- Các trung tâm công nghiệp lớn như Phi – la – đen – phi – a, Niu – Oóc, Lốt An – giơ – lét, Hiu – xtơn…..

3. Ngành dịch vụ

* Sự phát triển: 

- Ngành dịch vụ chiếm hơn 80% GDP Hoa Kỳ (năm 2020) là ngành phát triển mạnh hàng đầu thế giới.

- Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng tạo ra doanh thu lớn cho nền kinh tế.

+ Ngành ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hóa đa dạng, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

+ Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển với các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính…

+ Ngành du lịch phát triển mạnh.

* Sự phân bố:

- Phân bố khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.

- Giao thông vận tải biển, ngoại thương phát triển mạnh ở các bang ven các đại dương

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Phát biểu nào sau dây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh.

B. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.

C. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.

D. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương.

Câu 2: Đặc điểm nào không thể hiện tính chất siêu cường về kinh tế của Hoa Kỳ:

A. Tổng GDP lớn nhất thế giới

B. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới

C. Tốc độ tăng trưởng ổn định, trừ những năm bị khủng hoảng

D. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về nền nông nghiệp Hoa Kì?

A. Sản xuât nông nghiệp có tính chuyên môn hóa cao.

B. Số lượng trang trại tăng nhưng diện tích bình quân giảm.

C. Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.

D. Hoa Kì là nước xuât khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

Câu 4: Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành nào sau đây có tỉ trọng ngày càng tăng?

A. Luyện kim, hàng không – vũ trụ.                        B. Dệt, điện tử.

C. Hàng không - vũ trụ, điện tử.                              D. Gia công đồ nhựa, điện tử.

Câu 5: Ngành tạo nguồn hàng xuất khổu chủ yếu của Hoa Kì là

A. Công nghiệp chế tạo máy.                        B. Chế biến lương thực thực phẩm.

C.  Giày da, may mặc.                                   D. Hoá dược.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Tại sao vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trở thành cái nôi của ngành công nghiệp Hoa Kỳ?

Câu 2: Giải thích lí do vì sao dân cư Hoa Kì có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang ở phía nam và ven Thái Bình Dương.