Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 1)

Slide điện tử bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 15: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Liệt kê một số quốc gia nổi bật, các sự kiện liên quan đến khu vực Tây Nam Á, các điểm du lịch nổi tiếng, các lễ hội Hồi giáo, các thành phố quan trọng.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

1. Lãnh thổ và vị trí địa lí

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Lãnh thổ và vị trí địa lí

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

- Giới thiệu khái quát về khu vực Tây Nam Á? 

- Trình bày vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á?

- Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khu vực?

Nội dung ghi nhớ:

- Tây Nam Á là khu vực nằm ở phía tây nam của châu Á, có diện tích rộng khoảng 7 triệu km2,.

- Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến vĩ độ 42°B, từ khoảng kinh độ 27 °Đ đến kinh độ 73°Đ. 

- Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu  u và châu Phi phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu  u, phía tây giáp châu Phi, phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á. 

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển A-ráp, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi. 

=> Những đặc điểm này giúp cho Tây Nam Á có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đầy mạnh hoạt động kinh tế biển, có vị trí chiến lược quan trọng về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

GV đưa ra câu hỏi:

Hoàn thành bảng dưới đây:

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

 



 

Khí hậu

  

Sông, hồ

  

Khoáng sản

  

Sinh vật

  

Biển

  

Nội dung ghi nhớ:

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

Tây Nam Á có 3 khu vực địa hình chính:

- Khu vực phía bắc là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi.

- Khu vực phía tây và nam là bán đảo A-ráp rộng lớn với nhiều hoang mạc. Phía tây của bán đào là sơn nguyên A-ráp với các dãy núi chạy dọc ven biển và dài đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. 

- Khu vực hạ lưu các sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rát là đồng bằng Lưỡng Hà với đất phù sa màu mỡ 

- Gây trở ngại cho sự phát triển giao thông trong khu vực.

 

- Khu vực này đất đai khô cằn không thuận lợi cho nông nghiệp người dân chủ yếu sinh sống ở dải đồng bằng duyên hải và trong các ốc đảo giữa hoang mạc.

- Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Khí hậu

- Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hạ, lạnh về mùa đông. 

- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc – nam: vùng núi phía bắc là nơi đón gió nên mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 20 C; vùng phía nam phần lớn đều mưa ít. Đặc biệt tại các hoang mạc có lượng mưa rất ít, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25 C, nhiệt độ mùa hạ có khi lên gần 50°C.

- Dọc theo các đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có khí hậu thuận lợi hơn nên dân cư tập trung đông, trồng trọt phát triển. 

- Ở vùng nội địa với khí hậu khô nóng, dân cư thưa thớt, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu.

Sông, hồ

Hệ thống sông, hồ của Tây Nam Á ít phát triển. Các sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rất là các sông lớn, đổ ra biển, các sông còn lại ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa.

Nguồn nước sông đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong khu vực và đây cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành và phát triển nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại .

Khoáng sản

- Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên. Dầu mỏ chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới. 

- Ngoài ra, khu vực còn có than, kim loại màu nhưng trữ lượng không lớn. 

Tây Nam Á là khu vực cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng cho nhiều nước trên thế giới => động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; 

- Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

Sinh vật

- Với khí hậu khô hạn, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế nên động, thực vật của Tây Nam Á nghèo nàn, chủ yếu là cây bụi gai và các loài bò sát, gặm nhầm nhỏ. 

- Rừng chỉ xuất hiện ở phía bắc của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối nhiều. 

Tây Nam có một số khu bảo tồn, các vườn quốc gia có giá trị trong bảo tồn thiên nhiên, đồng thời thu hút khách du lịch,

Biển

- Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều vùng biển, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của khu vực: 

+ từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường biển thương mại quan trọng của thế giới; 

+ biển Ca-xpi và Biển Đen cũng giúp Tây Nam Á thông thương với Nga, khu vực Trung Á và các nước châu Âu. 

- Ngoài ra, các vùng biển còn cung cấp nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo, nguồn thuỷ sản dồi dào, tạo điều kiện chó ngành du lịch biển và đánh bắt hải sản phát triển

- Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng

 

 - Là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Câu 2: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ                                            B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải                                  D. Ven vịnh Péc-xich

Câu 3: Nguyên nhân làm ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự phát triển kinh tế và đời sống của khu vực Tây Nam Á là 

A. Khí hậu khắc nhiệt.                                 B. Chính trị không ổn định.

C. Dân số quá đông.                                    D. Trình độ dân trí thấp

Câu 4: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo

A. Thiên chúa giáo.                                        B. Phật giáo.

C. Hồi.                                                           D. Do Thái.

Câu 5: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á:

A. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

B. Khai thác và chế biến than đá

C. Công nghiệp điện tử-tin học

D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á.

Câu 2: Giải thích lí do vì sao khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới?