Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (phần 2)

Slide điện tử Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: HS quan sát video liên quan đến nền kinh tế phát triển của Trung Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=QS6oHq2cZRw

Sau khi xem video, em hãy nêu những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về nền kinh tế của Trung Quốc.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

1. Đặc điểm chung của nền kinh tế

2. Các ngành kinh tế

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đặc điểm chung của nền kinh tế

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

- Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.

- Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc quy mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giải thích nguyên nhân.

- Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Nội dung ghi nhớ:

- Tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến nay:

+ Năm 1949, Trung Quốc thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất…

+ Cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa với chính sách bốn hiện đại hóa: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.

- Đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020).

+ Nước có quy mô GDP đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng hiện đại.

+ Nền kinh tế nằm trong mức tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm.

+ Năm 2020, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Nguyên nhân:

+ Vận hành nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường vốn đầu tư.

+ Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.

+ Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cùng những kế hoạch phù hợp với từng lĩnh vực kinh tế.

Vị thế kinh tế của Trung Quốc: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như chính trị, khoa học – công nghệ, văn hóa … ngày được khẳng định.

2. Các ngành kinh tế

GV đưa ra câu hỏi:

- Trình bày khái quát về tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

- Nêu nhận xét đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Nội dung ghi nhớ:

* Đặc điểm chung của ngành công nghiệp:

- Là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.

- Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.

- Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,..

- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.

- Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao, đóng góp đáng kể vào thành công của quốc gia này trên thị trường công nghệ và lĩnh vực hàng không vũ trụ.

-  Nhiều sản phẩm công nghệ của Trung Quốc cũng chiếm phần lớn thị phần toàn cầu như: điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân, máy điều hoà...

* Tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp:

- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô:

+ Phát triển rất nhanh, chiếm hơn 32% tổng số ô tô được sản xuất toàn cầu.

+ Ô tô sử dụng năng lượng mới là sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân cao, dần trở thành thế mạnh của Trung Quốc so với thế giới..

- Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ:

+ Được đầu tư mạnh và có hệ thống.

+ Phát triển không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà còn phục vụ dân sinh như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại.

- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô:

+ Sản xuất khoảng 30% lượng ô tô toàn thế giới.

+ Các thương hiệu ô tô quốc gia, ô tô điện ngày càng phổ biến.

* Đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp:

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. Công cuộc đại nhảy vọt.

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

D. Công cuộc hiện đại hóa.

Câu 2: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Câu 3: Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 4: Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

A. Khí hậu ổn định.                                   B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. Lao động có trình độ cao.                     D. Có nguồn vốn đầu tư lớn

Câu 5: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới, sau các quốc gia nào?

A. Nhật Bản, Hoa Kì.                                 B. Hoa Kì, CHLB Đức.

C. Hoa Kì, LB Nga.                                    D. Nhật Bản, CHLB Đức

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Chứng minh Trung Quốc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim.

Câu 2: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?