Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Slide điện tử bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ TRI THỨC

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Có bao nhiêu hình thức tồn tại của nền kinh tế tri thức? Các hình thức đó là gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hãy mô tả các đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức ?

Nội dung ghi nhớ:

- Một số đặc điểm của kinh tế tri thức

- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.

- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.

- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

- Biểu hiện của kinh tế tri thức

- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.

+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.

+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.

+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đặc điểm nào không phải của nền kinh tế tri thức? 

A. Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. 

B. Lao động trí thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất. 

C. Công nghệ thông tin và truyền thông không có vai trò quan trọng. 

D. Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

Câu 2: Biểu hiện nào không thuộc về nền kinh tế tri thức? 

A. Sản xuất sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. 

B. Cân bằng giữa cung và cầu để hạn chế hàng tồn kho. 

C. Phát triển sản phẩm từ cái cũ mà không có sáng tạo mới. 

D. Ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong nhiều lĩnh vực.

Câu 3: Nền kinh tế tri thức có đặc điểm gì liên quan đến công nghệ? 

A. Công nghệ thông tin và truyền thông không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. 

B. Công nghệ cao và thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu. 

C. Công nghệ không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. 

D. Công nghệ truyền thống là yếu tố chính của nền kinh tế tri thức.

Câu 4: Tính chất nào không phải là biểu hiện của nền kinh tế tri thức? 

A. Sản phẩm được phát triển từ cái cũ. 

B. Sáng tạo liên tục và ứng dụng công nghệ hiện đại. 

C. Phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. 

D. Sản phẩm được tạo ra nhờ nguyên liệu và năng lượng tự nhiên.

Câu 5: Lĩnh vực nào được chú trọng trong nền kinh tế tri thức để nâng cao năng suất lao động? 

A. Sản xuất truyền thống. 

B. Công nghệ thực tế - ảo. 

C. Ngành nông nghiệp cơ bản. 

D. Sản xuất hàng hóa thông thường.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đưa ra một số ví dụ về sản phẩm hoặc công nghệ thể hiện ứng dụng của nền kinh tế tri thức?

Câu 2: Soạn một báo cáo về các đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1.Khái niệm

- Tri thức

.............................................................................................................................

- Nền kinh tế tri thức

.............................................................................................................................

 

2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức

.............................................................................................................................

 

3. Biểu hiện nền kinh tế tri thức

.............................................................................................................................