Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 10: Liên minh châu Âu
Slide điện tử bài 10: Liên minh châu Âu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
BÀI 10: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Liên minh Châu Âu (EU) là một liên kết kinh tế khu vực có ảnh hưởng lớn và đạt nhiều thành tựu trong hợp tác quốc tế. Vậy EU hoạt động với mục tiêu và cơ cấu tổ chức như thế nào? Vị trí của EU trong nền kinh tế toàn cầu là gì, và sự hợp tác cũng như liên kết trong nội bộ EU được thể hiện như thế nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quy mô mục tiêu cơ chế hoạt động của EU
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
- Hợp tác và liên kết trong EU
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. QUY MÔ, MỤC TIÊU, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hãy xác định quy mô và mục tiêu của EU. Đồng thời, trình bày cơ cấu tổ chức và chức năng của bốn cơ quan chính trong việc ra quyết định và điều hành của EU.
Nội dung ghi nhớ:
- Quy mô:
+ Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
+ Tổng số dân 447,1 triệu người
+ GDP 17 177,4 tỉ USD
- Mục tiêu:
+ Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).
+ Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
+ Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới
- Thể chế hoạt động:
+ Bốn cơ quan thể chế ra quyết định chính và điều hành EU là Hội đồng châu u, Hội đồng Liên minh châu u, Uỷ ban châu u và Nghị viện châu u.
+ Các cơ quan này có chức năng riêng biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU.
HOẠT ĐỘNG II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích vai trò và ảnh hưởng của EU trong nền kinh tế toàn cầu.
Nội dung ghi nhớ:
Trung tâm kinh tế hàng đầu thế
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17 177,4 tỉ USD (đứng thứ 3 trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).
- EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).
- EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển.
Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại.
- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,...
- Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...
- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu.
HOẠT ĐỘNG III. HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG EU
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU?
Nội dung ghi nhớ:
Thị trường chung châu Âu
a. Tự do lưu thông
- Tự do di chuyển: Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tu do lua chon nơi làm việc được đảm bảo
- Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như: dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán du lich....
- Tự do lưu thông hàng hoá: Tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu u các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng
- Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với thanh toán. giao dịch được bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối
b) Đồng tiền chung châu u (Ơ-rô)
- Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu u, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.
Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Lĩnh vực hợp tác trong sản xuất và dịch vụ | Nội dung hợp tác |
Trong sản xuất nông nghiệp | Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện từ – tin học,.. |
Trong sản xuất công nghiệp | Các quốc gia thành viên EU cũng tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. |
Trong lĩnh vực dịch vụ | Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Hệ thống giao thông vận tải ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn, đồng thời thúc đầy các giải pháp kĩ thuật số và phát triển bền vững. |
Liên kết vùng Châu Âu
Khái niệm | Liên kết vùng châu Âu (Euroregion) chỉ một khu vực biên giới của các quốc gia thành viên EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành một số hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung của các nước. |
Ý nghĩa | - Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU. - Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau. thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước. - Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là?
A. EC
B. EEC
C. EU
D. WB
Câu 2: Cộng đồng Kinh tế Châu Âu được thành lập vào năm nào?
A. 1957
B. 1956
C. 1955
D. 1954
Câu 3: Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất của những tổ chức nào?
A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Liên minh châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.
C. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Than và Thép châu Âu.
D. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
Câu 4: Tính đến năm 2021 EU có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 20
B. 21
C. 22
D. 23
Câu 5: 6 nước nào sau đây có vai trò sáng lập EU?
A. Ai len, Pháp, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, I-ta-li-a.
B. Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, I-ta-li-a.
C. Bồ Đào Nha, Ba Lan, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Đức.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức, Bỉ.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU với toàn cầu. Sau đó, đưa ra các nhận xét về dữ liệu này.
Câu 2: Trình bày các ví dụ minh chứng cho sự hợp tác và liên kết của EU trong việc xây dựng một liên minh tự do.
Câu 3: Tìm hiểu và soạn thảo báo cáo về thương mại của một mặt hàng cụ thể giữa Việt Nam và EU (như hàng nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng, v.v.).