Slide bài giảng Địa lí 11 chân trời bài 23: Kinh tế Nhật Bản (phần 2)
Slide điện tử bài 23: Kinh tế Nhật Bản (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Kể tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
1. Tình hình phát triển kinh tế
2. Các ngành kinh tế
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tình hình phát triển kinh tế
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.
- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Tình hình phát triển:
+ Từ năm 1945 đến năm 1973:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Giai đoạn 1952 – 1973: nền kinh tế phục hồi.
+ Từ năm 1973 đến nay:
Năm 1973: Nhật Bản suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Giai đoạn 1980 – 1989: vị trí nền kinh tế Nhật Bản tăng nhanh mạnh mẽ.
Sau năm 1990: kinh tế không ổn định.
Từ năm 2010 đến nay: nền kinh tế phục hồi, nền kinh tế đứng thứ ba thế giới.
- Quy mô, cơ cấu GDP
+ Quy mô kinh tế lớn.
+ Tốc độ tăng trưởng có sự biến động.
+ Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch:
Ngành nông – lâm – thủy và ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm.
Ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất.
- Nguyên nhân phát triển
+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, tận tụy công việc.
+ Chú trọng và ứng dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: phát triển công ty có kĩ thuật tiên tiến, vừa phát triển công ty nhỏ, truyền thống.
+ Mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
2. Các ngành kinh tế
GV đưa ra câu hỏi:
- Trình bày tìn hình phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản.
- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp của Nhật Bản (điện tử - tin học, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tàu…)
Nội dung ghi nhớ:
Nhật Bản có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Tình hình phát triển
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
+ Ngành công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng.
+ Ngành công nghiệp ô tô: là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo với những thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda….
+ Ngành công nghiệp sản xuất rô – bốt: là ngành mũi nhọn của Nhật Bản với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt giúp thay thế sức lao động của con người.
+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với các sản phẩm như tivi, máy quay phim với các thương hiệu lớn như Canon, Casio…
- Phân bố trung tâm công nghiệp
+ Tập trung cao ở ven biển, phần lớn trên đảo Hôn – su.
+ Một số trung tâm công nghiệp lớn như Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Cô – be…
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
C. Nghèo khoáng sản. D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 3: Phía Đông Nhật Bản tiếp giáp với
A. Liên Bang Nga. B. Thái Bình Dương.
C. Bán đảo Triều Tiên. D. Khu vực Đông Nam Á.
Câu 4: Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 5: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A.Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C.Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tại sao Nhật Bản thường xuyên hứng chịu nhiều trận động đất lớn?
Câu 2: Giải thích lí do vì sao Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục?