Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức

Slide điện tử Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

CH: Viết báo cáo ngắn gọn về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

Trả lời rút gọn:

BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Việc này giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Kinh tế tri thức được phát triển chủ yếu dựa trên tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nó là tri thức thể hiện trong con người và trong công nghệ.

- Sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao hơn so với kinh tế công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Tóm lại, kinh tế tri thức đại diện cho sự phát triển tiên tiến của lực lượng sản xuất dựa trên tri thức và công nghệ, và đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội hiện đại..

2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:

- Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. 

- Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. 

- Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. 

- Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. 

- Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. 

- Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:

- Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.

- Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.

- Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.

- Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.