Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (phần 1)

Slide điện tử Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC

MỞ ĐẦU

Trung Quốc phát triển kinh tế qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm. Để khôi phục và phát triển kinh tế, từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp với các chính sách phù hợp nhằm hiện đại hóa đất nước, tạo nên những thay đổi trong kinh tế - xã hội. Vậy nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm gì và có vị thế như thế nào trên thế giới?

Trả lời rút gọn:

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới:

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRUNG QUỐC

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:

- Trình bày đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc.

- Liên hệ dẫn chứng để thấy được vị thế của Trung Quốc trên thế giới.

- Phân tích nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc

Trả lời rút gọn:

* Đặc điểm chung phát triển kinh tế Trung Quốc:

- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung còn chậm phát triển. Từ sau năm 1978, công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

- Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688,0 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới và chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Sau 10 năm (2010 - 2020), GDP của Trung Quốc đã tăng 2,4 lần.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa đẩy mạnh công nghệ cao.

- Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới. 

- Trung Quốc ngày càng khẳng định đến nền kinh tế thế giới. Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,...

* Ví dụ về vị thế Trung Quốc trên thế giới:

Thứ nhất, Trung  chiếm 17,4 % nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khía cạnh đáng quan tâm nhất là đóng góp tích lũy của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hơn so với các nền kinh tế G7 cộng lại trong suốt một thập kỷ qua. 

Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, trung bình Trung Quốc đóng góp 38,6% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn so với các nước G7 cộng lại. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 140 quốc gia.

Thứ hai, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã trở thành một chương trình hàng đầu và là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc. 

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã thu hút sự tham gia đông đảo của các quốc gia và tổ chức kể từ khi được đề xuất vào năm 2013 và hiện có 149 quốc gia thành viên. 

Sự ra mắt của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á đã củng cố vị thế của Trung Quốc như một nhà kinh tế và tài chính lớn, với 105 thành viên. 

Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc hiện là một trong những nước đóng vai trò kinh tế và tài chính quan trọng nhất trên thế giới. Các chính sách và hành động của Trung Quốc có tác động đến tăng trưởng toàn cầu và cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, Trung Quốc nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác với các nước và khu vực. Trong năm 2014, Trung Quốc có quan hệ đối tác với 67 quốc gia và khu vực. Con số này lên tới 112 vào năm 2021.

Thứ tư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu nhằm chia sẻ sự thịnh vượng của Trung Quốc với thế giới. Kể từ năm 2010, nguồn tài trợ của Trung Quốc cho Liên Hợp Quốc đã tăng khoảng 250% trước khi ra mắt Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu vào năm 2019.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

- Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

- Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

- Đầu tư có sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

- Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

- Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kinh tế bền vững.

- Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiên chính sách mở.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ.

1. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:

- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Trả lời rút gọn:

* Một số trung tâm công nghiệp của Trung Quốc: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải,...

* Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Trung Quốc:

- Chiếm 37,8% trong GDP của cả nước (năm 2020).

- Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao: công nghiệp chế tạo, điện tử - tin học, hóa chất,...

NGÀNH

ĐẶC ĐIỂM

Công nghiệp khai thác than

đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm khoảng 50% sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than. Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tân) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên)

Công nghiệp sản xuất điện

Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai giới. Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thể giới (năm 2020). Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thể giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).

Công nghiệp luyện kim

là ngành phát triển sớm và được chủ trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm. Sản lượng thép chiếm trên 56 % sản lượng của thế giới (năm 2020). Hiện nay, để giảm lượng khí thải cac-bon, Trung Quốc đang giảm đáng kể việc sản xuất kim loại. Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thảm Dương.

Công nghiệp dệt - may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng

sớm được phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải

Công nghiệp chế tạo

phát triển nhanh và ngày cảng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông. Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc chủ yếu phân bố ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, …