Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc (phần 2)
Slide điện tử Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 25: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG QUỐC
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
Bài tập 1: Lựa chọn một điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên, hoàn thành bảng thông tin vào vở ghi theo mẫu sau:
Trả lời rút gọn:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
Địa hình, đất | - Miền Tây: có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ, như: dãy Hi-ma-lay-a, dãy Thiên Sơn, dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, xen lẫn là các bồn địa và cao nguyên như: bồn địa Ta-rim, bồn địa Duy Ngô Nhĩ, cao nguyên Hoàng Thổ,... - Ở đây còn có nhiều hoang mạc lớn như: Gô-bi, Tác-la Ma-can,... Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. - Miền Đông gồm các dồng bằng hâu thổ rộng lớn: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam có đất phù sa sông màu mỡ và đồi núi thấp. | - Miền Tây có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện phát triển rừng và chăn nuôi gia súc - Miền Đông có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú. |
Bài tập 2: Dựa vào hình 25.2, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị của Trung Quốc năm 2020.
Trả lời rút gọn:
- Sự phân bố dân cư và đô thị của Trung Quốc năm 2020:
+ Dân cư phân bố rất chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
+ Đô thị lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,...
+ Dân số và đô thị phân bố hầu hết ở ven biển và đồng bằng.
Vận dụng
Bài tập 3: Tìm hiểu chính sách giáo dục của Trung Quốc và mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục.
Trả lời rút gọn:
* Chính sách giáo dục của Trung Quốc:
Trung Quốc chủ trương xây dựng nền giáo dục “hài lòng dân”, với 3 tiêu chí cốt lõi: hệ thống đào tạo chất lượng cao, tố chất nhân tài toàn diện và cơ hội giáo dục công bằng.
* Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:
Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục trong nhiều năm qua. Các hoạt động hợp tác chủ yếu tập trung vào việc trao đổi sinh viên, giảng viên và chương trình đào tạo.
Hiện nay, một số đại học hàng đầu của Trung Quốc đã mở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như đưa ra các chương trình học bổng để hỗ trợ sinh viên Việt Nam đến Trung Quốc học tập. Ngoài ra, một số giáo viên Việt Nam cũng được cử sang Trung Quốc học tập và giảng dạy.