Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Slide điện tử Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 14: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á

MỞ ĐẦU

Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí chiến lược, đặc điểm thiên nhiên độc đáo, dầu mỏ là thế mạnh của các nước trong khu vực. Đây là nơi ra đời của nhiều tôn giáo, nền văn hóa của khu vực có những đặc điểm riêng, Những đặc điểm trên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời rút gọn:

THUẬN LỢI

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. 

- Nền văn hóa đặc thù tạo nên nét riêng biệt, đặc sắc trong văn hóa là điều kiện để phát triển du lịch.

KHÓ KHĂN

Tài nguyên phong phú cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự đa dạng tôn giáo gây nên những bất ổn trong xã hội, xung đột tôn giáo xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Đọc và quan sát hình 14.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Trả lời rút gọn:

- Đặc điểm: khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: 

+ bán đảo Tiểu Á

+ bán đảo A-rập

+ đồng bằng Lưỡng Hà 

+ một phần nội địa châu Á.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía Tây Nam châu Á, Tây Nam Á có vị trí địa lý tiếp giáp với 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Ngoài ra, Tây Nam Á còn tiếp giáp với biển đen, biển caspi và biển đỏ, biển Trung Hải. Đây là vị trí có tầm quan trọng về chiến lược vô cùng lớn, tiếp giáp với các cường quốc Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.

+ Tây Nam Á được gọi là con đường biển nối từ Ấn Độ dương sang Địa Trung Hải qua kênh đào xuy-ê và biển đỏ. Ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua, là khu vực có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực này.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

THUẬN LỢI

KHÓ KHĂN

+ Mở rộng để phát triển kinh tế với nhiều nước, khu vực trên thế giới.

+ Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, các ngành công nghiệp dầu khí.

+ Sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

+ Xung đột, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.1 và quan sát hình 14.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á

Trả lời rút gọn:

 

ĐẶC ĐIỂM

ẢNH HƯỞNG

Địa hình, đất

- Chủ yếu là núi và sơn nguyên.

- Đồng bằng ít, phân bố ở giữa và ven các biển

- Vùng sơn nguyên có đất xám, đất cát hoang mạc, nhìn chung là khô cằn, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất.

- Đồng bằng bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi dân cư tập trung đông

Khí hậu

- Nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Đây là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới. 

- Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam

- Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi. Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.

Sông, hồ

- Các sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. 

- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng và tuyết tan trên các vùng núi cao. 

- Cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi. Một số hồ như hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết có giá trị về du lịch.

Biển

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương

- Tạo thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Âu, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản,..)

Sinh vật

- Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn. 

- Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là nét điển hình của khu vực này

- Ở ven bờ Địa Trung Hải, phía tây của các dãy núi có mưa nhiều hơn nên rừng cây và bụi lá cứng địa trung hải phát triển

 

Khoáng sản

- là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dầu mỏ có trữ lượng lớn, chiếm 1/2 trữ lượng của thế giới, phân bố dọc theo vịnh Péc-xích và đồng bằng Lưỡng Hà

- Tiềm năng dầy mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia của nhiều quôac gia ở Tây Nam Á.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.2 và quan sát hình 14.2, hãy:

- Nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Trả lời rút gọn:

* Những đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Tây Nam Á:

- Tây Nam Á là khu vực ít dân, số dân năm 2020 là 402,5 triệu người, chiếm khoảng 5,1% dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng gần 1,6% (năm 2020). Một số quốc gia tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao: Pa-le-xtin (2,6%), I-rắc (2,3%), Áp-ga-ni-xtan (2,6%),...

- Hằng năm, Tây Nam Á đón nhận số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới, ảnh hưởng tới mức tăng dân số của khu vực.

- Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số.

- Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia và các vùng. Dân cư tập tập trung đông ở các đô thị lớn và ven vùng Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà. Dân cư thưa thớt ở khu vực núi cao và hoang mạc.

- Trong thế kỉ XX, quá trình đô thị hóa đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Tây Nam Á khá cao: Trên 70% (năm 2020).

- Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,... và các bộ tộc khác.

* Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á:

- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

- Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi  -> chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

2. Xã hội

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 14.3, hãy:

- Nêu những đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội

Trả lời rút gọn:

* Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:

- Tây Nam Á có nền văn hóa mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,...

- Ở một số quốc gia trong khu vực (Các tiểu vương quốc Ả-rập, Ca-ta,...) người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển.

- HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Tây Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo,... Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả-rập và theo đạo Hồi.

* Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Khu vực này vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo,... có nền chính trị đặc biệt không bao giờ ổn định, bởi là khu vực có tầm chiến lược quan trọng, là nơi giao thoa giữa 3 châu lục và đại dương, cho nên nơi đây hầu như diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc vô cùng lớn. Khi đó, nền chính trị không ổn định được ,ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 14.4, 14.5 hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á.

Trả lời rút gọn:

* Tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á:

- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là dộng lực chính cho sự phát triển kinh tế. 

- Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động giá xăng dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhờ vào các hoạt dộng thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. 

- Hiện nay, nhiều quốc gia ở Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,... nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á?

Trả lời rút gọn:

* Địa hình, đất:

- Khu vực các sơn nguyên phân bố ở vùng trung tâm và phần lớn bán đảo A-ráp có đất xám, đất cát hoang mạc, nhìn chung khô cằn, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Khu vực đồng bằng phân bố ở giữa khu vực và ven các biển, được bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

* Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt nóng và khô hạn gây khó khăn cho trồng trọt.

* Sông, hồ: Hai sông lớn là sông Ti-gro và Ơ-phrat, bồi đắp nên đồng bằng Lưỡng Hà, cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.

Bài tập 2: Tại sao công nghiệp dầu khí là ngành quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á?

Trả lời rút gọn:

Dầu khí là ngành quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á, bởi vì Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. 

Vận dụng

Bài tập 3: Lựa chọn một quốc gia trong khu vực Tây Nam Á và thu thập tư liệu về một số nét đặc thù trong trang phục, ăn uống, lễ hội của người dân ở quốc gia đó.

Trả lời rút gọn:

Phong cách ăn mặc Qatar

- Nam giới thường mặc áo sơ mi dài trắng, quần chùng và đội khăn vải "Gutra" (trắng hoặc đỏ) buộc bằng dây "agal" đen.

- Phụ nữ thường trùm đầu bằng khăn "Shaila" màu đen và mặc váy dài "Abayah".

- Đây là trang phục truyền thống được người dân Qatar tôn trọng và gìn giữ, thể hiện nền văn hóa độc đáo của quốc gia này.

- Người nước ngoài được tự do ăn mặc nhưng cần tôn trọng văn hóa địa phương, ăn mặc kín đáo, không hở hang và không trêu chọc phụ nữ.

- Quần áo tắm chỉ được mặc ở khách sạn, câu lạc bộ, bể bơi hoặc nhà riêng, không được mặc ở nơi công cộng.

- Trong công ty, công sở, nam giới thường mặc comple, còn phụ nữ có thể mặc như ở quốc gia của mình.

Ăn uống

Khi đến Qatar, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc trưng với những hỗn hợp gia vị mang đậm phong cách Trung Đông. Một số ví dụ về các loại gia vị và hỗn hợp gia vị tiêu biểu bao gồm:

- Hỗn hợp Bizar: Gồm các thành phần như tiêu đen, quế, gừng khô, hạt rau mùi, đinh hương, bạch đậu khấu, ớt đỏ khô và nghệ. Mang lại hương vị phức hợp và lạ miệng.

Hỗn hợp Hisso: Sự kết hợp của gừng khô, bột nghệ, hạt thì là với quế, bạch đậu khấu và tiêu đen nguyên hạt. Tạo nên hương vị ấm áp và phong phú.

- Hỗn hợp Daqoos blend: Chứa các thành phần như lúa mì, thì là, mè, rau mùi được rang và xay nhuyễn, kết hợp với ớt đỏ khô và nghiền, tỏi và muối. Cho cảm giác cay, mặn và thơm ngon.

Những hỗn hợp gia vị đặc trưng này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và lạ lùng khi đến Qatar..