Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 24: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Slide điện tử Bài 24: Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 24: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Câu hỏi: Viết báo cáo ngắn gọn truyền đạt những nét nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Trả lời rút gọn:
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.
Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) là chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở, nhằm hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương và các tổ chức pháp nhân công của Nhật Bản triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ trực tiếp cho người dân tại các nước đang phát triển. JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và hỗ trợ, phối hợp thực hiện các dự án được lựa chọn.
Chương trình này hiện đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân tại khoảng 90 quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, như công nghệ bảo quản, sản xuất chíp, và điều trị ung thư.
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Hiện nay, Nhật Bản đóng vai trò là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu vốn ra nước ngoài giúp Nhật Bản mở rộng thị trường và củng cố vị thế trong thương mại và đầu tư quốc tế.
Mỹ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu của Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản và công nghiệp. Liên minh châu Âu (EU) cũng là một thị trường lớn, chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư vào khu vực châu Á. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào châu Á chiếm khoảng 25% tổng đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nhật Bản cung cấp một lượng lớn ODA, không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và trách nhiệm của một nước phát triển, mà còn vì những mục tiêu kinh tế, ngoại giao và chính trị.
Các hình thức ODA của Nhật Bản bao gồm: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và đóng góp của các tổ chức. Trong đó, châu Á chiếm trên 50% tổng số ODA của Nhật Bản, với sự ưu tiên dành cho các nước ASEAN và Trung Quốc. Đây là những khu vực gần gũi về địa lý, lịch sử, kinh tế với Nhật Bản, đồng thời cũng là những thị trường đầy tiềm năng hiện tại và tương lai.
Nhật Bản coi viện trợ ODA là một công cụ quan trọng để thúc đẩy vai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế, phù hợp với tiềm lực kinh tế vượt trội của nước này.