Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga (phần 2)

Slide điện tử Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI LIÊN BANG NGA (P2)

2. Xã hội

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy:

- Trình bày về một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga.

- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.

Trả lời rút gọn:

 Một số đặc điểm xã hội nổi bật:

- Nền văn hóa của Liên bang Nga đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mĩ nghệ, lễ hội, múa bale, âm nhạc truyền thống,...

- Trình độ học vấn của người dân khá cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4% (năm 2020).

- Liên bang Nga là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản. Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng.

- HDI của Liên bang Nga ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830.

*  Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga:

- Những bản sắc dân tộc này đã đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.

- Cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Quan sát hình 19.1, hãy nhận xét sự phân bố địa hình của Liên bang Nga.

Trả lời rút gọn:

Địa hình Liên bang Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga ra thành 2 phần rõ rệt:

PHẦN PHÍA TÂY

Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng

Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga.

Phần phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia

chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên

Dãy núi U-ran

giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á - Âu trên lãnh thổ LB Nga

PHẦN PHÍA ĐÔNG

Núi và cao nguyên

Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ nặng thủy điện lớn.

- Liên bang Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Diện tích rừng của Liên bang Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim (Taiga).

- Liên bang Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. Liên bang Nga còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Hơn 80% lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ở phía Nam) có khí hậu cận nhiệt.

Điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga có nhiều thuận lợi đối với phát triển kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn

+ địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn

+ tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.

Bài tập 2: Lập sơ đồ thể hiện những thuận lợi và khó khăn của dân cư Liên bang Nga đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời rút gọn:

Đặc điểm dân cư của LB Nga cũng đã tạo nên  những thuận lợi và gây ra những khó khăn nhất định cho việc phát triển kinh tế.

THUẬN LỢI

KHÓ KHĂN

- Là nước có số dân đông nên có nguồn lao động dồi dào.

- Dân số có trình độ học vấn cao, tiếp thu nhanh các thiết bị, công nghệ khoa học.

- Dân cư đa dạng (100 dân tộc) nên đa dạng về hoạt động sản xuất trong kinh tế.

- Dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố, thành thị nên tạo điều kiện phát triển mạnh cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Dân số LB Nga đang có xu hướng giảm nên trong tương lai gần, đất nước này sẽ thiếu nguồn nhân lực lao động.

- Sự phát triển của các dân tộc chưa đồng đều nên gây cản trở trong việc thúc đẩy Nga trở lại thành một cường quốc kinh tế.

 

- Sơ đồ:

Vận dụng

Bài tập 3: Sưu tầm và trình bày về các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học kĩ thuật của Liên bang

Trả lời rút gọn:

Từ đầu thế kỷ XVIII những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Quốc gia Sankt Peterburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đây như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học Quốc gia Moskva) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ XIX và XX nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và nhà phát minhNikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình học phi EuclidDmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra  ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều ápPavel Yablochkov và Alexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia laser và maserIgor TammAndrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel.

Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụKonstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey KorolyovValentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Từ năm 1999 đến 2009 Nga là nước phóng tên lửa nhiều nhất, 245 tên lửa có tải trọng lên quỹ đạo thành công so với 218 của Mỹ và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.

Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt. Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khácbvà đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa. Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.