Slide bài giảng Địa lí 11 cánh diều Bài 31: Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi
Slide điện tử Bài 31: Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 11 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 30: KINH TẾ CỘNG HÒA NAM PHI
MỞ ĐẦU
Cộng hòa Nam Phi có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Phi, là thành viên của khối 5 nền kinh tế mới (BRICS) và nằm trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới (G20). Vậy quốc gia này có tình hình phát triển kinh tế như thế nào? Các ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời rút gọn:
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.
+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
- Đặc điểm các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.
+ Nông nghiệp: xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
+ Dịch vụ: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020). Cơ cấu ngành đa dạng.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHUNG
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 30.1, 30.2, hãy trình bày khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời rút gọn:
* Tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:
- Là nền kinh tế lớn ở châu Phi. GDP đạt 335,4 tỉ USD năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005, sau đó có xu hướng giảm.
- Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao, tăng nhanh.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 30.2, hãy trình bày các điểm nổi bật của ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi
Trả lời rút gọn:
- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Cộng hoà Nam Phi, chiếm 23,4 % GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng
NGÀNH | ĐẶC ĐIỂM |
Công nghiệp khai thác khoáng sản | là ngành nổi bật của Cộng hoà Nam Phi đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước, tạo ra nhiều việc cho người lao động; Cộng hoà Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP, là quốc gia có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao. Các loại khoáng sản được khai thác nhiều là: quặng kim loại và khoáng sản quý và than đá. Cộng hoà Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um. |
Công nghiệp hoá chất | Cộng hoà Nam Phi có ngành công nghiệp hoá chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm. Các lĩnh vực mũi nhọn của ngành này là: chế biển than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hoá lỏng và hoá dầu. |
Công nghiệp chế tạo máy | Sản xuất ô tô là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Cộng hoà Nam Phi, chiếm khoảng 10 % sản lượng xuất khẩu của hàng công nghiệp chế biến. Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này. |
Công nghiệp điện tử - tin học | phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động. Các lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử; giá trị sản xuất chiếm hơn 7 % GDP (năm 2020). |
Công nghiệp luyện kim | Cộng hoà Nam Phi là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 trên thế giới. Với nguồn khoáng sản phong phú, ngành luyện kim chiếm khoảng 1⁄3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu |
Công nghiệp thực phẩm | là ngành sử dụng nhiều lao động nhắt của đắt nước và đóng góp lớn thứ ba vào GDP (sau hoá chất và luyện kim). Các sản phẩm đa dạng: thuỷ hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,... |
2. Nông nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 30.3 và dựa vào bảng 30.3, hãy trình bày các điểm nổi bật của ngành nông nghiệp Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời rút gọn:
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi phát triển mạnh. Đây là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là: ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả (xuất khẩu cam, quýt, năm 2020 đứng thứ hai thế giới0. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại.
- Lâm nghiệp là ngành có ý nghĩa quan trọng trong tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu, ... Quốc gia này hằng năm xuất khẩu khoảng trên 10 triệu tấn bột gỗ, khoảng trên 5 triệu m3 gỗ tròn hoặc gỗ xẻ, trên 500 ngàn tấn gỗ hầm mỏ.
- Thủy sản: Ngành đánh bắt hải sản được chú trọng phát triển. Sản lượng hàng năm đạt từ 500 nghìn tấn đến hơn 700 nghìn tấn, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như: cá he, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá bạc, cá hồi, mực, tôm hùm, ... Khoảng 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu. Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ (khoảng 9,7 nghìn tấn, năm 2020) nhưng có xu hướng giảm.
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 30.4, hãy trình bày những điểm nổi bật của ngành dịch vụ Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời rút gọn:
- Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Cộng hoả Nam Phi, chiếm 64,6 9% GDP: (năm 2020), cơ cấu ngành đa dạng.
+ Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông đường ô tô của Cộng hoà Nam Phi đứng đầu châu Phi. Đường biển phát triển mạnh, có 18 cảng biển. Đường hàng không được chú trọng phát triển, các sân bay quốc tế nằm ở các thành phố Giô-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-hi-a, có nhiều hãng hàng không quốc tế hoạt động ở Cộng hoà Nam Phi.
+ Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, chiểm hơn 7 %GDP (năm 2020). Quốc gia này có mức độ kết nối internet cao hàng đầu ở châu Phi.
+ Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, thu hút nhiều lao động trực tiếp. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống (tham quan các di tích lịch sử, khu bảo tồn động vật hoang dã, trải nghiệm các vườn nho và các công viên quốc gia, ...). Cộng hoà Nam Phi chủ trọng phát triển du lịch đô thị và văn hoá. Các trung tâm du lịch lớn nhất là: Kếp-tao, Giô-han-ne-xbua, Đuốc-ban, ...
- Thương mại: Hoạt động ngoại thương được đầy mạnh. Mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản (bạch kim, vàng, kim cương, quặng sắt, than đá). các sản phẩm nông nghiệp (ngô, cá biển) và len làm từ lông cừu. Mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, hoá chất, dược phẩm. Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Án Độ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, ...
Nội thương phát triển do có thị trường nội địa lớn. Hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại có mật độ cao và hoạt động nhộn nhịp tại các thành phố lớn. Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ tập trung nhiều ở các vùng nông thôn
- Tài chính ngân hàng: Cộng hoà Nam Phi là nơi có các ngân hàng lớn nhất châu Phi. Các trung tâm tải chính ngân hàng lớn là: Giô-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-ri-a.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
Bài tập 1: Chọn một ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi và giới thiệu về những đặc điểm nổi bật của ngành này.
Trả lời rút gọn:
Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất Lục địa Đen và là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng về đầu tư nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và nền kinh tế thị trường sôi động. Đây cũng là một trong những nền kinh tế được vận hành hiệu quả và hiện đại nhất của Châu Phi.
Ngành công nghiệp nổi bật nhất của Nam Phi là ngành khai thác khoáng sản. Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới các mặt hàng khoáng sản: bạch kim, vàng và crôm. Các ngành công nghiệp mũi nhọn khác của quốc gia này là lắp ráp ô tô, luyện kim, chế tạo máy móc, dệt may, sắt thép, sản xuất hóa chất, phân bón, thực phẩm, sữa chữa tàu thương mại.
Bài tập 2: Dựa vào bảng 30.4, hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam phi giai đoạn 2000 - 2020. Rút ra nhận xét.
Trả lời rút gọn:
* Nhận xét:
- Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020 đều có xu hương tăng qua các năm.
- Về giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: từ năm 2000 đến năm 2010 có xu hướng tăng (từ 37,0 tỉ USD đến 107,6 tỉ USD); từ năm 2010 đến năm 2020 có xu hướng giảm (từ 107,6 tỉ USD giảm còn 93,2 tỉ USD)
- Về giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: từ năm 2000 đến năm 2010 có xu hướng tăng (từ 33,1 đến 102,8 tỉ USD), từ năm 2010 đến năm 2020 có xu hướng giảm (từ 102,8 giảm còn 78,3 tỉ USD).
Vận dụng
Bài tập 3: Tìm hiểu và giới thiệu về một địa điểm du lịch ở Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời rút gọn:
Mũi Hảo Vọng (Cape Point) – tuyệt tác của thiên nhiên
Mũi Hảo Vọng sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp mê mẩn, chưa có tác động bởi bàn tay con người. Đây là địa điểm tham quan rất nổi tiếng của du lịch Nam Phi. Mũi Hảo Vọng từng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á trước khi có kênh đào Suez. Vì nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hảo Vọng, nên khi đến Mũi, bạn có thể tham quan khu bảo tồn đẹp nhất Nam Phi, có diện tích 7.750 ha.
Mũi Hảo Vọng là điểm ngắm cảnh lý tưởng, đứng tại đây có thể thu vào tầm mắt khung cảnh biển trời bao la lộng gió, nhìn sang trái là Đại Tây Dương, nhìn sang phải là Ấn Độ Dương. Từ vị trí đỉnh nhìn xuống, những con sóng đua nhau xô vào vách đá tung bọt trắng xóa.
Một địa điểm không thể nào bỏ qua khi đến Mũi Hảo Vọng là ngọn hải đăng – nơi hướng dẫn tàu bè qua lại trên đại dương. Mỗi ngày, rất nhiều du khách đến đây tham quan, chụp ảnh kỉ niệm, ghi tên mình vào vách đá và tận hưởng khí trời trong lành. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng Two Oceans ở Cape Point – Nam Phi. Chắc hẳn sẽ có trải nghiệm ăn uống thú vị khi vừa thưởng thức món ăn ngon vừa ngắm nhìn đàn cá voi bơi dưới đại dương.