Slide bài giảng địa lí 10 cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Slide điện tử bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 24. ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Công nghiệp khai thác than và dầu khí

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.1, hãy:

Tech12h

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác than.

- Giải thích sự phân bố của ngành này và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Trả lời:

* Vai trò:

 - Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.

 - Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất 

* Đặc điểm:

 - Ra đời từ rất sớm và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của thế giới.

 - Kỹ thuật khai thác và mục đích sử dụng than có sự thay đổi theo thời gian và không gian.

 - Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro

* Sự phân bố: Chủ yếu ở bán cầu Bắc như Trung Quốc, Ân Độ, Hoa Kỳ...

* Sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo vì than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. 

 

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 24.2, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí.

- Giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu mỏ và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo. 

Trả lời:

-Vai trò:

  • Có khả năng sinh nhiệt lớn, dễ sử dụng và vận chuyển, dễ dàng cơ khí hoá khi nạp nhiên liệu vào động cơ
  • Là nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá chất và thực phẩm.
  • Được ví như “Vàng đen” của nhiều nước.

- Đặc điểm:

  • Có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than).
  • Dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. 
  • Sau khi chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dâu ma-dut,...

- Sự phân bố: ở cả 2 bán cầu: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,...

- Sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo vì: Quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,... và mức độ khai thác quá lớn  

 

Công nghiệp điện lực

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:

Tech12h

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.

Trả lời:

Vai trò:

+ Là cơ sở để phát triển nên công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá 

+ Tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật 

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng đề đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Đặc điểm

+ Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau  

+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì:

  • Đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật 
  • Phát triển của công nghiệp nên nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn. 
  • Đời sống văn hóa - văn minh phát triển nên các nước này nhu cầu điện của dân cư cao.

 

Công nghiệp khai thác quặng kim loại

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại và tác động của nó đến môi trường.

Trả lời:

- Vai trò:

+ Là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp.

+ Đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Đặc điểm: Quặng kim loại rất đa dạng.

- Tác động của công nghiệp khai thác quặng kim loại đến môi trường:

  • Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
  • Tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm, tích tụ hoặc phát tán chất thải; 
  • Tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật.

 

Công nghiệp điện tử - tin học

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

Trả lời:

- Vai trò:

  • Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.
  • Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. 
  • Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới. 

- Đặc điểm 

  • Không cần diện tích rộng.
  • Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.
  • Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
  • Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều. 
  • Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng 

- Sự phân bố: Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá do đây là mới phát triển, có tốc độ phát triển chóng mặt với hàng loạt sản phẩm mới, công nghệ mới liên tục ra đời và là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới do sử dụng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật rất cao, đòi hỏi lao động chất xám cao. 

- Tác động đến môi trường: Ít gây ô nhiễm môi trường hơn các ngành khác tuy nhiên do lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại.

 

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố rộng rãi ở các nước.

Trả lời:

- Vai trò:

  • Không thể thiểu trong cơ cầu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.
  • Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.
  • Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh.
  • Tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

-  Đặc điểm:

  • Sử dụng ít nguyên liệu, điện năng và chi phí vận tải.
  • Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận
  • Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
  • Cơ cấu ngành đa dạng 

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở các nước vì:

  • Là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người.
  • Hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

 

Công nghiệp thực phẩm

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố linh hoạt.

Trả lời:

- Vai trò:

  • Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống của con người.
  • Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
  • Làm tăng giá trị của sản phẩm.
  • Giải quyết việc làm.
  • Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm:

  • Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp. 
  • Sản phẩm phong phú và đa dạng như: bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, thịt cá hộp, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau quả sấy và đóng hộp,... 
  • Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.
  • Phân bố tương đối linh hoạt và có mặt ở mọi quốc gia.

- Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì: Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người; sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp, chi phí thấp, cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng.

 

Định hướng phát triển công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp.

Trả lời:

* Định hướng phát triển công nghiệp:

  • Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
  • Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
  • Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

* Ví dụ: Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo -> Các nước trên thế giới đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng:

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

Tech12h

a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019.

b) Hãy phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới.

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồ:

Tech12h

b) 

- Tình hình sản xuất dầu mỏ trên thế giới tăng nhưng không mạnh giai đoạn 1990 - 2019 

- Tình hình sản xuất điện thoại di động trên thế giới tăng rất mạnh giai đoạn 1990 – 2019

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:

- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.

- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,...).

Trả lời:

Các vấn đề phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

+ Khoáng sản: Là nơi tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước.

+ Lao động: lực lượng lao động không chỉ từ nguồn lao động trong vùng mà còn từ các tỉnh khác đến, có trình độ chuyên môn cao, năng động, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường hơn so với các vùng khác; trong vùng còn tập trung nhiều trường đại học, dạy nghề; có lực lượng trí thức đông đảo và tâm huyết. 

+ Tốc độ đô thị hóa: khá cao và nhanh so với cả nước. 

+ Vùng Đông Nam Bộ sẽ sớm hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước

+ Sự phát triển: Tăng trưởng GRDP trên địa bàn Vùng Đông Nam bộ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,58% so với cùng kỳ năm ngoái. 

- Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Áp lực về nước thải sinh hoạt đối với khu vực Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước

+ Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông