Slide bài giảng địa lí 10 cánh diều bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Slide điện tử bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Trả lời:

- Các vùng ngoại thành: Có các xí nghiệp nông nghiệp phục vụ trồng rau quả, cây thực phẩm... cung cấp cho dân cư thành phố.

 - Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng: có đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, dân đông đúc, cơ sở chế biến hướng chuyên môn hoá: lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi lợn...

 - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: là những vùng có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng cường việc chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Câu 2: Dựa vào bảng 22, hãy trình bày vai trò, đặc điểm của một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Trả lời:

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

 

Vai trò

Đặc điểm

Trang trại

- Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn.

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

- Khai thác tài nguyên hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- Mục đích: Sản xuất nông sản hàng hóa.

- Quy mô: tương đối lớn.

- Cách tổ chức quản lí: thuê lao động, chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Thể tổng hợp nông nghiệp

- Khai thác thế mạnh lãnh thổ.

- Thúc đẩy liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở trình độ cao, diện tích tương đối lớn, sản xuất tập trung, Áp dụng khoa học kĩ thuật.

- Kết hợp chặt chẽ giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm thành cách chuỗi giá trị.

Vùng nông nghiệp

- Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của vùng.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hóa và hợp tác giữa các vùng.

- Lãnh thổ rộng lớn, đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định.

- Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

- Đa dạng hóa sản phẩm.

 

Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Lấy ví dụ.

Trả lời:

+ Ứng dụng công nghệ số để quản lí dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

+ Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

+ Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...

+ Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,…

Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày một số định hướng nông nghiệp trong tương lai.

Trả lời:

- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,…

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trả lời:

Tech12h

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin về phát triển nông nghiệp hiện đại ở địa phương em.

Trả lời:

Tỉnh Thái Nguyên: việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được huyện Đồng Hỷ coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ được hình thành, nhiều sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, khẳng định chỗ đứng trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.