Slide bài giảng địa lí 10 cánh diều bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hoá

Slide điện tử bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hoá. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:

Tech12h

- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.

Trả lời:

- Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

- Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, lịch sử khai thác lãnh thổ, di cư

-  Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á, Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin. Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi (trừ đồng bằng sông Nin).

=> Giải thích: Sự phân bố dân cư không đều là do sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa các khu vực. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Đô thị hóa

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy:

Tech12h

- Cho biết những biểu hiện của đô thị hoá. Lấy ví dụ minh họa.

- Phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hoá.

Trả lời:

- Những biểu hiện của đô thị hoá: 

  • Mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị.
  • Tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị.
  • Phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

- Nhân tố tác động đến đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội: Đô thị hóa thể hiện được trình độ phát triển kinh tế xã hội, tình hình cơ sở vật chất – kĩ thuật và các chính sách được áp dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2: Đọc thông tin, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Trả lời:

Những ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:

  • Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
  • Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 
  • Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. 
  • Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
  • Hình thành môi trường đô thị với chất lượng môi trường ngày càng cải thiện

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.

Trả lời:

Tech12h

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Tech12h

a) Tỉnh tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.

b) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện quy mô dân số thế giới và tỉ lệ dân thành thị thế giới giai đoạn 1950 — 2020.

c) Rút ra nhận xét và giải thích.

Trả lời:

a) Tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.

Năm

1950

1970

1990

2020

Số dân thế giới (triệu người)

2 536

3 700

5 327

7 795

Tỉ lệ dân thành thị (%)

29.61

36.59

42.99

56.18

 

b) Vẽ biểu đồ:

Tech12h

 

c) Nhận xét:

  • Dân số thế giới tăng nhanh từ năm 1950 đến năm 2020 -> từ 2530 triệu dân lên 7795 triệu dân.
  • Tỉ lệ dân thành thị tăng từ năm 1950 đến năm 2020 -> 29.61% lên 56.18%

=> Giải thích

  • Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội phát triển khiến cho dân số thế giới tăng nhanh từ năm 1950 đến năm 2020.
  • Do tác động của quá trình đô thị hóa khiến cho tỉ lệ dân thành thị tăng.

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tới môi trường.

Trả lời:

- Một biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tới môi trường: 

+ Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.

+ Xây dựng các đô thị sinh thái, các khu công nghiệp sinh thái.

+ Nâng cao nhận thức ý thức bảo vệ môi trường; cùng giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của đô thị hóa như người nghèo, người thất nghiệp do đô thị hóa…