Slide bài giảng địa lí 10 cánh diều bài 10: Thuỷ quyển, nước trên lục địa

Slide điện tử [..]. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 10. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

Khái niệm thủy quyển

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm thủy quyển.

Trả lời:

Thủy quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi).

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

Câu 1: Quan sát hình 10.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Tech12h

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

- Chế độ mưa: quy định chế độ nước sông

- Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh.

- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông

- Địa hình: Chế độ thoát nước trên sông

- Đặc điểm đất, đá và thực vật: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Con người: Điều tiết chế độ nước sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,…

Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

Câu 1: Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Tech12h

Trả lời:

Có hai loại hồ chính:

- Hồ tự nhiên: do các quá trình tác động tạo nên.

- Hồ nhân tạo: do con người tạo ra.

Nước băng tuyết và nước ngầm

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm trên Trái Đất.

Trả lời:

 

Nước băng tuyết

Nước ngầm

Đặc điểm 

- Là nước ở thể rắn

- Bao phủ gần 11% diện tích các lục địa với thể tích hơn 24 triệu km3.

- Hình thành do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.

- Diện tích, khối lượng luôn thay đổi 

- Tồn tại trong tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.

- Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.

- Nguồn gốc chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.

 

Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt. Theo em, giải pháp nào quan trọng nhất.

Trả lời:

- Các giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt:

  • Giữ sạch nguồn nước.
  • Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
  • Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
  • Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

=> Giải pháp quan trọng nhất là: Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả do dễ thực hiện

LUYỆN TẬP

Câu 1: Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây:

Tech12h

Trả lời:

- Chế độ nước của sông Hồng:

  • Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng là: 2632,3 m3/s.
  • Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, kéo dài 5 tháng.
  • Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, kéo dài 7 tháng

=> Chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa (mùa hạ) và mùa khô (mùa đông) của khí hậu.

VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

Trả lời:

- Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước ngọt bởi vì nước ngọt là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất trong đời sống con người. Nguồn nước sạch là tài nguyên được xem là hữu hạn, đang ngày càng khan hiếm.

- Ở địa phương em đã có các biện pháp để bảo vệ nguồn nước như:

  • Thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa. 
  • Hạn chế hóa chất tẩy rửa. 
  • Không vứt tàn thuốc lá vào bồn cầu. 
  • Tránh dùng thuốc trừ sâu.
  • Dọn dẹp rác thường xuyên.
  • Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ nguồn nước.