Slide bài giảng âm nhạc 7 kết nối tiết 32: Học bài hát - Mưa hè. nghe nhạc - Hợp xướng hè về

Slide điện tử tiết 32: Học bài hát - Mưa hè. nghe nhạc - Hợp xướng hè về. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 32. HỌC BÀI HÁT: MƯA HÈ. NGHE NHẠC: HỢP XƯỚNG HÈ VỀ

KHỞI ĐỘNG

HS đọc lời theo tiết tấu hoặc chơi trò chơi Bốn mùa cùng em.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Học bài hát Mưa hè

  • Nghe nhạc: Hợp xướng hè về

  • Luyện tập

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

A. HỌC BÀI HÁT MƯA HÈ

1. Học bài hát Mưa hè

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Mưa hè.

b. Giới thiệu tác giả

Nêu những hiểu biết về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

Nội dung ghi nhớ

- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Ông vừa là Luật gia thuộc Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là một nhạc sĩ với nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Mái trường mến yêu, Thanh niên tình nguyện, Tháng năm êm đềm, Khúc hát yêu thương. Nụ cười hồng, Mưa Tây Nguyên... 

- Mưa hè là bài hát lưu giữ những kỉ niệm đẹp, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò. Bài hát có giai điệu đẹp, nhịp điệu vui, sôi động hợp với múa hát sân trường.

c. Tìm hiểu bài hát 

HS nhắc lại kiến thức lí thuyết âm nhạc thuật ngữ chỉ sắc thái, dấu nhắc lại và kí hiệu khung thay đổi đã học để áp dụng vào phân tích cách hát, chia câu, đoạn bài Mưa hè.

d. Khởi động giọng 

- GV dùng đàn, video luyện thanh khởi động giọng phù hợp với HS theo mẫu tự chọn. 

e. Dạy hát 

- GV đàn hoặc hát mẫu, hướng dẫn HS hát từng câu kết hợp vỗ tay vào đầu nhịp. 

B. NGHE NHẠC – NGHE BÀI HÁT HÈ VỀ

Giới thiệu nhạc sĩ Hùng Lân và bài hát Hè về.

Nội dung ghi nhớ

+ Nhạc sĩ Hùng Lân sinh ngày 23/6/1922 tại Hà Nội. Nhạc của ông là những ca khúc yêu đời, dâng tràn nhựa sống. Ông được mệnh danh là nhạc sĩ của những bản hùng ca tươi sáng. 

+ Trong số các sáng tác của ông thì Hè về là một bài hát được nhiều người biết đến bởi ca khúc này rất phổ biến trong giới học sinh, sinh viên từ những năm 1950. Bài hát được sáng tác trước năm 1950, với tốc độ vừa phải, tác giả đã sử dụng những lời ca có điệp từ kết hợp trên nền tiết tấu gồm các nốt móc đơn tạo cho giai điệu có sự linh hoạt, lôi cuốn người nghe, đồng thời cũng khắc hoạ nên hình ảnh một mùa hè với cảnh sắc tươi đẹp, những cánh hoa phượng đỏ rung rinh khoe sắc cùng ánh nắng vàng rực rỡ. 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài hát Mưa hè được viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 3/4.

B. Nhịp 2/2.

C. Nhịp 6/8.

D. Nhịp 2/4.

Câu 2: Bài hát Mưa hè do ai sáng tác?

A. Nhạc sĩ Văn Cao.

B. Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

C. Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

D. Nhạc sĩ Trần Tiến.

Câu 3: Bài hát Mưa hè mang giai điệu như thế nào?

A. Giai điệu tha thiết, buồn rầu.

B. Giai điệu rộn rã, náo nức.

C. Giai điệu vui tươi, da diết.

D. Giai điệu nhẹ nhàng, trẻ trung.

Câu 4: Nội dung bài hát Mưa hè là gì?

A. Khắc họa hình ảnh cơn mưa hè, không khí tươi mát sau những ngày oi ả.

B. Khắc họa hình ảnh cơn mưa hè gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.

C. Khắc họa hình ảnh mùa hè với những cơn mưa rào bất chợt, đàn ve kêu râm ran.

D. Khắc họa hình ảnh mùa hè gợi đến sự chia li.

Câu 5: Bài hát Mưa hè chia làm mấy đoạn?

A. Không chia đoạn.

B. 1 đoạn.

C. 2 đoạn.

D. 3 đoạn.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

D

C

C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS về cảm nhận cá nhân sau khi học xong bài hát