Slide bài giảng âm nhạc 7 kết nối tiết 16: Thưởng thức âm nhạc dân ca một số vùng miền Việt Nam
Slide điện tử tiết 16: Thưởng thức âm nhạc dân ca một số vùng miền Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM
KHỞI ĐỘNG
HS nghe một số trích đoạn dân ca các vùng miền để HS đoán xem làn điệu đó thuộc vùng dân ca nào
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Tìm hiểu về các vùng miền dân ca
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về các vùng miền dân ca
a. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc
Dân ca là gì?
Nội dung ghi nhớ
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tạo, được gọt giũa, lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ
- Một số bài dân ca phổ biến có thể kể đến như: Xoè hoa- dân ca Thái, Mưa rơi- dân ca Khơ-mủ, Gà Gáy- dân ca Công Khao
b. Dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Nội dung ghi nhớ
- Các làn điệu dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ thường có tính chất trữ tình, thiết tha, trong sáng lời ca mộc mạc, giản dị gắn với sinh hoạt và đời sống của người dân vùng trồng lúa nước. Có thể kể đến một số thể loại phổ biến như: hát trống quân, hát xoan, hát ru, hát dô, hát đúm, hát quan họ, đồng dao,.
c. Dân ca Trung Bộ
Nội dung ghi nhớ
- Với địa hình đa dạng và trải dài theo chiều dọc của đất nước, dân ca Trung Bộ có sự phong phú về giai điệu, có những nét đẹp rất riêng và gắn với đặc điểm ngôn ngữ của từng địa phương. Có thể kể đến một số vùng miền tiêu biểu như: dân ca Thanh Hoá (VD: bài Đi cấy,...), dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Bình Trị Thiên (VD: bài Lí triều khúc,...), dân ca Nam Trung Bộ với các điệu hò điệu lí, điệu vi, hát dặm, hát giao duyên, hát ru, các bài dân ca lao động gắn với các ngành nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, dệt vải, dệt chiếu,...
d. Dân ca Tây Nguyên
Nội dung ghi nhớ
- Nằm bên dãy Trường Sơn đại ngàn đầy nắng gió, vùng đất Tây Nguyên là xứ sở của những bài dân ca khi thì mạnh mẽ hoà nhịp với âm hưởng cồng chiêng cùng các điệu dân vũ, khi thì thủ thi, tâm tình những lời hát mộc mạc, giản dị, lúc lại tha thiết yêu thương với những khúc hát ru dành cho con trẻ như: bài Ru em (dân ca Xơ-đăng), bài Hát mừng (dân ca Hrê),...
e. Dân ca Nam Bộ
Nội dung ghi nhớ
- Với khung cảnh của miền quê gắn với đời sống miệt vườn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những điệu lí, hò (VD: hồ Đồng Tháp,...) cùng các làn điệu dân ca của đồng bào Chăm, người Hoa và Khơ-me (VD: bài Chim sáo,...) đã góp phần tạo nên kho tàng dân ca rất độc đáo của vùng quê Nam Bộ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đặc điểm của Dân ca Tây Nguyên là gì?
A. Mạnh mẽ hoà nhịp với âm hưởng cồng chiêng cùng các điệu dân vũ
B. Thủ thi, tâm tình những lời hát mộc mạc, giản dị
C. Tha thiết yêu thương với những khúc hát ru dành cho con trẻ
D. Cả A, B, C
Câu 2: Đặc điểm của Dân ca Nam Bộ là gì?
A. Khung cảnh của miền quê gắn với đời sống miệt vườn
B. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
C. Những điệu lí, hò cùng các làn điệu dân ca của đồng bào chăm, người hoa và khơ-me
D. Cả A, B, C
Câu 3: Dân ca là gì?
A. Di sản quý báu trong kho tàng âm nhạc dân gian việt nam
B. Xuất phát từ nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân lao động
C. Những bài hát do nhân dân sáng tạo, được gọt giũa, lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ
D. Cả A, B, C
Câu 4: Dân ca được lưu truyền bằng phương thức
A. Truyền miệng
B. Ghi chép bằng văn bản
C. Khắc văn bản trên đá
D. Cả A, B, C
Câu 5: Dân ca của Việt Nam có
A. sự phong phú về thể loại
B. độc đáo về làn điệu và không gian trình diễn
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | D | A | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS chia sẻ về làn điệu dân ca yêu thích