Slide bài giảng âm nhạc 7 kết nối tiết 19: Học bài hát: mùa xuân ơi. Nghe nhạc - Bài hát sông đakrông mùa xuân về

Slide điện tử tiết 19: Học bài hát: mùa xuân ơi. Nghe nhạc - Bài hát sông đakrông mùa xuân về. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 19. HỌC BÀI HÁT: MÙA XUÂN ƠI. NGHE NHẠC: BÀI HÁT SÔNG ĐAKRÔNG MÙA XUÂN VỀ

KHỞI ĐỘNG

HS chơi trò chơi đoán bài hát.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Học bài hát Mùa xuân ơi

  • Luyện tập

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Học bài hát Mùa xuân ơi

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

Nội dung ghi nhớ

- Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951. Ông học khoa sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Những ca khúc của ông có màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ. Ngoài ra, ông còn là một nha sĩ được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. 

- Ông có nhiều ca khúc được khán giả yêu thích như: đi cuộc sống mến thương, Ngọn lửa trái tim, Mùa xuân ơi, Những ước mơ, Như khúc tình ca, Ngày đầu tiên đi học, Xúc xắc xúc xẻ…

c. Tìm hiểu bài hát

Nội dung ghi nhớ

- Nội dung bài hát Mùa xuân ơi. Bài hát thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhà nhà sum vầy, hạnh phúc đón mùa xuân về và cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

- Bài hát chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Xuân xuân ơi ... mừng xuân sang.

+ Đoạn 2: Nghe âm vang ... Xuân đã về.

d. Khởi động giọng

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

e. Dạy hát

HS tập hát theo hướng dẫn của GV:

- Những tiếng hát có dấu luyến, ngân dài như: đã, về, đến, xuân, sang, mời, ước, chào, vui...

2. Nghe bài hát Sông Đakrông mùa xuân về

Giới thiệu bản nhạc, các thông tin cơ bản về bài hát

Nội dung ghi nhớ

+ Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác trong một lần hành quân qua tỉnh Quảng Trị, ông dừng lại bên một dòng suối mà người dân đồng bào vùng cao gọi là suối Đakrông. 

+ Trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, ông đã viết ca khúc Sông Đakrông mùa xuân về với ý nguyện tặng riêng cho đồng bào Tây Nguyên. 

+ Bài hát mở đầu bằng những âm điệu thiết tha, nhẹ nhàng, hòa quyện với lời ca giàu hình ảnh như hiện ra một vùng rừng núi Tây Nguyên bao la, ngút ngàn.

+ Âm nhạc dần dần dâng trào, hừng hực khí thế được ví như những dòng sông, cơn suối nước chảy xiết đổ ra biển lớn cho thấy sự mênh mang, rộng dài và bền vững đến muôn đời như niềm tin của nhân dân vào cách mạng, vào sức mạnh của dân tộc.

+ Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về với âm hưởng hào hùng, khỏe khoắn, phóng khoáng, trong sáng, tươi vui đã toát lên tình yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống cách mạnh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi là của nhạc sĩ nào?

A. Nguyễn Ngọc Thiện.

B. Trịnh Công Sơn.

C. Trần Tiến.

D. Phong Nhã.

Câu 2: Bài hát Mùa xuân ơi nói về điều gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.

B. Nói về những truyền thống ngày Tết của Việt Nam.

C. Niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 

Câu 3: Bài hát Mùa xuân ơi được chia làm mấy đoạn?

A. 5 đoạn.

B. 4 đoạn.

C. 3 đoạn.

D. 2 đoạn.

Câu 4: Đoạn 1 của bài hát là đoạn nào?

A. Từ Xuân xuân ơi… đến …chào một mùa xuân mới.

B. Từ Xuân xuân ơi… đến …mừng xuân sang.

C. Từ Xuân xuân ơi… đến …yên ấm an vui.

D. Từ Xuân xuân ơi… đến …tiếng chúc giao thừa mừng đón mùa xuân.

Câu 5: Đoạn 2 của bài hát là đoạn nào?

A. Từ Nghe âm vang… đến …xuân đã về.

B. Từ Nghe âm vang… đến …chào một mùa xuân mới.

C. Từ Nghe âm vang… đến …gặp nhiều an vui.

D. Từ Nghe âm vang… đến …bao điều mong ước.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

D

A

B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS luyện tập, chia sẻ cảm nhận cá nhân.