Slide bài giảng âm nhạc 7 kết nối tiết 20: Thường thức âm nhạc- Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên. Ôn tập - Bài hát Mùa xuân ơi

Slide điện tử tiết 20: Thường thức âm nhạc- Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên. Ôn tập - Bài hát Mùa xuân ơi. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 20. THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU CỒNG CHIÊNG, ĐÀN T’RƯNG CỦA TÂY NGUYÊN. ÔN TẬP: BÀI HÁT MÙA XUÂN ƠI

KHỞI ĐỘNG

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe hòa tấu nhạc cụ Tây Nguyên

  • Tìm hiểu cồng chiêng

  • Tìm hiểu đàn t’rưng

  • Luyện tập: Ôn tập bài hát Mùa xuân ơi

  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu cồng chiêng

Nội dung ghi nhớ

Cồng chiêng là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ của các dân tộc ở Tây Nguyên và một số dân tộc khác như: Mường, Chăm, Khơ-me,... 

- Cồng chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn, có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, ở giữa có núm hoặc không có núm. 

- Người ta dùng dùi gỗ, đầu có núm bọc vải hoặc dùng nắm tay để đánh cồng chiêng.

- Âm thanh giữa các loại cồng chiêng cũng khác nhau:

+ Loại có đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm.

+ Loại đường kính nhỏ có âm thanh cao, trong. 

- Đối với một số dân tộc ở Việt Nam, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian

2. Tìm hiểu đàn t’rưng

Nội dung ghi nhớ

- Đàn t’rưng là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ, được làm bằng các ống nửa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau, có mấu ở một đầu, đầu kia gọt vát. 

- Các ống nứa được liên kết thành một dàn theo chiều ngang bằng dây, treo trên một giả đỡ. 

- Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau. Âm sắc của đàn t'rưng hơi đục, không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt. 

- Nghe tiếng đàn t'rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi. 

- Người Tây Nguyên thường dùng đàn t'rưng trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đàn được sử dụng độc tấu, hoà tấu, đệm cho hát. Ngày nay đàn t'rưng được đưa vào dàn nhạc dân tộc và có thể kết hợp biểu diễn cùng các nhạc cụ phương Tây khác.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Cồng chiêng và đàn t’rưng là nhạc cụ gì?

A. Là nhạc cụ có bàn phím dây.

B. Là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất họ vĩ cầm.

C. Là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ của các dân tộc ở Tây Nguyên.

D. Là nhạc cụ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới.

Câu 2: Cồng chiêng được làm bằng gì?

A. Đồng thau.

B. Gỗ.

C. Tre trúc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Âm thanh các loại cồng chiêng khác nhau như thế nào?

A. Loại có đường kính rộng có âm thanh cao, trong; loại có đường kính nhỏ có âm thanh rền như tiếng sấm.

B. Loại có đường kính rộng có âm thanh nhỏ, vang xa; loại có đường kính nhỏ có âm thanh to, không vang.

C. Loại có đường kính rộng có âm thanh bổng; loại có đường kính nhỏ có âm thanh trầm.

D. Loại có đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm; loại có đường kính nhỏ âm thanh cao, trong.

Câu 4: Người ta dùng vật gì để đánh cồng chiêng?

A. Dùi sắt, đầu có núm bọc vải.

B. Dùi gỗ, đầu có núm bọc vải hoặc dùng nắm tay.

C. Dùi sắt, đầu không có núm bọc vải.

D. Dùi gỗ, đầu không có núm bọc vải.

Câu 5: Cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với một số dân tộc Việt Nam?

A. Cồng chiêng là nhạc cụ dùng trong các hoạt động hàng ngày.

B. Cồng chiêng là nhạc cụ phổ biến, dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

C. Cồng chiêng là nhạc cụ thường dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

D. Cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

D

B

D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu cấu tạo và âm sắc cồng chiêng.

+ Nêu đặc điểm chung và cách tạo ra âm thanh của cồng chiêng và đàn t’rưng