Slide bài giảng âm nhạc 7 kết nối tiết 21: Lí thuyết âm nhạc - Các kí hiệu tăng trường độ. Đọc nhạc - Bài đọc nhạc số
Slide điện tử tiết 21: Lí thuyết âm nhạc - Các kí hiệu tăng trường độ. Đọc nhạc - Bài đọc nhạc số. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 21. LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: CÁC KÍ HIỆU TĂNG TRƯỜNG ĐỘ. ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4
KHỞI ĐỘNG
HS nghe và đoán nét giai điệu hoặc mời HS biểu diễn bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Lý thuyết âm nhạc : Các kí hiệu tăng trường độ
Tìm hiểu dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp
Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc vừa học trong bài hát Mùa xuân ơi
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
A. LÝ THUYẾT ÂM NHẠC
1. Tìm hiểu dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp
a. Dấu nối
Nội dung ghi nhớ
- Dấu nối có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.
b. Dấu chấm dôi
Nội dung ghi nhớ
- Dấu chấm dôi là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải nốt nhạc, có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó.
c. Dấu miễn nhịp
Nội dung ghi nhớ
- Dấu miễn nhịp hay còn gọi là dấu ngân – nghỉ tự do có dạng nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc. Khi gặp kí hiệu này, giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu lặng được ngân, nghỉ tự do.
2. Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc vừa học trong bài hát Mùa xuân ơi
+ Quan sát và phát hiện các kí hiệu trong bài hát Mùa xuân ơi (SGK tr.38).
+ Quan sát Bài đọc nhạc số 4 và kể tên các nốt nhạc sử dụng dấu chấm dôi, nêu độ ngân dài các nốt đó. So sánh sự khác nhau của các nốt nhạc khi có dấu chấm dôi
Nội dung ghi nhớ
Nhóm 1:
+ Dấu nối: sang, vui, về.
+ Dấu chấm dôi: vui.
+ Dấu luyến: đã, vẫy.
Nhóm 2:
+ Dấu chấm dội: Đô trắng chấm dội, Rê trắng chấm dôi, Mi trắng chấm dôi, Son trắng chấm dôi, Son trắng chấm dôi dòng kẻ phụ phía dưới, Rê đen chấm dôi (ngân dài 3 phách).
+ So sánh sự khác nhau của nốt nhạc khi sử dụng dấu chấm dôi: Nốt trắng = 2 phách, khi có dấu chấm dôi đứng đằng sau nó có độ ngân dài = 3 phách
B. ĐỌC NHẠC
1. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì?
+ Kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc
+ Kể tên kí hiệu âm nhạc đã học xuất hiện trong bài và trình bày cách đọc nhạc khi sử dụng kí hiệu âm nhạc đó.
+ Bài đọc nhạc có mấy ô nhịp?
+ Kể tên các kí hiệu âm nhạc đã học ở chủ để 3.
Nội dung ghi nhớ
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp 3/4.
+ Các nốt nhạc và hình nốt có trong bài:
- Nốt đen: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, La dòng kẻ phụ phía dưới.
- Nốt trắng: Đô, Rê, Pha.
- Nốt trắng chấm dôi: Đô, Rê, Mi, Son và Son dòng kẻ phụ phía dưới.
+ Dấu nhắc lại, khung thay đổi.
+ 16 ô nhịp.
+ Dấu nhắc lại, khung thay đổi.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Dấu nối là gì?
A. Có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.
B. Có hình vòng cung dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.
C. Có hình góc vuông dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc khác cao độ.
D. Có hình góc vuông dùng để liên kết hai hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ.
Câu 2: Dấu chấm dôi là gì?
A. Là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải nốt nhạc.
B. Là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên trái nốt nhạc.
C. Là một dấu chấm nhỏ đặt trên nốt nhạc.
D. Là một dấu chấm nhỏ đặt dưới nốt nhạc.
Câu 3: Dấu chấm dôi có tác dụng gì?
A. Làm giảm đi một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó.
B. Làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó.
C. Làm giảm đi một nửa giá trị cao độ của nốt nhạc đó.
D. Làm tăng thêm một nửa giá trị cao độ của nốt nhạc đó.
Câu 4: Dấu miễn nhịp còn có tên gọi nào khác?
A. Dấu trầm.
B. Dấu vang.
C. Dấu giảm nhịp.
D. Dấu ngân.
Câu 5: Dấu miễn nhịp có hình dạng như thế nào?
A. Vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc.
B. Vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt bên phải nốt nhạc.
C. Nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt trên hoặc dưới nốt nhạc.
D. Nửa vòng tròn nhỏ bao quanh một dấu chấm đặt bên phải nốt nhạc.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | B | D | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS luyện tập trên nền nhạc liên khúc 3 bài Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa xuân về, Bài đọc nhạc số 4.