Soạn giáo án toán 10 cánh diều bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 10 bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm (4 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN CHO MẪU SỐ LIỆU KHÔNG GHÉP NHÓM (4 TIẾT)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tính được số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm: khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn.
- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được mối liệ hệ giữa thống kê với những kiến thức của môn học trong chương trình lớp 10 và thực tiễn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
Năng lực riêng:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua các thao tác tìm những số đặc trưng.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua thao tác sắp thứ tự các số liệu.
- Năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học: Thông qua thao tác tính phương sai, độ lệch chuẩn.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh có liên quan đến bài học.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu tìm hiểu một loại số mới để đánh giá hai mẫu số liệu có điểm trung bình bằng nhau; sẵn sàng tiếp thu bài mới.
- b) Nội dung: HS quan sát bảng thống kê ở đầu bài học, đọc câu hỏi và suy nghĩ cách trả lời.
- c) Sản phẩm: HS bước đầu hình dung về nội dung bài học mới.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Kết quả 5 bài kiểm tra môn Toán của hai bạn Dũng và Huy được thống kê trong bảng sau:
Kết quả làm bài kiểm tra môn Toán của bạn nào đồng đều hơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, có dự đoán về câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm".
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khoảng biến thiên. Khoảng tứ phân vị.
- a) Mục tiêu:
- Hình thành định nghĩa của khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.
- Hiểu ý nghĩa của khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.
- b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, đọc hiểu Ví dụ 1.
- c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ1 của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS thực hiện HĐ1. GV hướng dẫn HS gọi tên các đại lượng: + Số R gọi là khoảng biến thiên của mẫu số liệu (1). + gọi là khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu (1).
- GV rút ra các kết luận: + Khoảng biến thiên, kí hiệu R là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mẫu số liệu. Ý nghĩa: Dùng để đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng biến thiên càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán. + Khoảng tứ phân vị, kí hiệu là là hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ phân vị thứ nhất, tức là Ý nghĩa: Khoảng tứ phân vị cũng là một số đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng tứ phân vị càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.
- HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu: a. Xác định số lớn nhất, số bé nhất của mẫu số liệu (2) sau đó tìm khoảng biến thiên. b. Tìm Q1, Q2, Q3 rồi tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu (2). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. - HS lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài. |
I. Khoảng biến thiên. Khoảng tứ phân vị 1. Định nghĩa HĐ1: a. Trong mẫu số liệu (1), hiệu giữa số đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất là: R = xmax – xmin = 16 – 14 = 2 b. Sắp xếp các số liệu của mẫu (1) theo thứ tự tăng dần, ta được: 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16 Vậy Q1 = 6; Q2 = 9; Q3 = 12. Suy ra = Q3 – Q1 = 12 – 6 = 6. Kết luận: + Trong một mẫu số liệu, khoảng biến thiên là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó. Ta có thể tính khoảng biến thiên R của mẫu số liệu theo công thức sau: R = xmax – xmin, trong đó xmax là giá trị lớn nhất, xmin là giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó. + Giả sử Q1, Q2, Q3 là tứ phân vị của mẫu số liệu. Ta gọi hiệu là khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đó. Chú ý: Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu còn gọi là khoảng trải giữa (tiếng Anh là InterQuartile Range – IQR) của mẫu số liệu đó. Ví dụ 1 (SGK – tr36) 2. Ý nghĩa a. Ý nghĩa của khoảng biến thiên: Khoảng biến thiên của mẫu số liệu phản ánh sự “dao động”, “sự dàn trải” của các số liệu trong mẫu đó. b. Ý nghĩa của khoảng tứ phân vị: Khoảng tứ phân vị là một đại lượng cho biết mức độ phân tán của 50% số liệu chính giữa của mẫu số liệu đã sắp xếp và có thể giúp xác định các giá trị bất thường của mẫu số liệu đó. |
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều bài 3: Các số đặc trưng đo mức, GA word Toán 10 cd bài 3: Các số đặc trưng đo mức, giáo án Toán 10 cánh diều bài 3: Các số đặc trưng đo mức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác