Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Sự cần thiết của sắp xếp

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 3 bài 1: Sự cần thiết của sắp xếp sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

CHỦ ĐỀ C1: SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM

BÀI 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA SẮP XẾP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Giải thích được nếu sáp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.

- Thực hiện được sắp xếp đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Giải thích được nếu sáp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.
  • Thực hiện được sắp xếp đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể. Ví dụ: xếp một số mảnh bìa có ghi chữ cái theo thứ tự abc; xếp sách vở vào một ngăn tủ, xếp ảnh vào môt ngăn tủ khác, quần áo vào ngăn khác nữa, trong ngăn tủ lớn xếp sách có thể chia làm các ngăn nhỏ hơn (ngăn chứa sách, ngăn chứa vớ, ngăn chứa truyện,…).

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. Phẩm chất:

- Thái độ nghiêm túc trong giờ học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT Tin học 3.
  • Thiết bị dạy học: tranh ảnh đẹp, màu sắc sinh động minh họa cho các tình huống trong các hoạt động; vật liệu cho các trò chơi (ảnh, tập bìa ghi số,…)
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao chúng ta cần sắp xếp đồ vật.

b. Cách thức thực hiện

- GV gợi dẫn HS trả lời câu hỏi: Các em có thường xuyên sắp xếp đồ vật, sách vở hằng ngày không?

- GV đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học: Vì sao bố mẹ thường nhắc em sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp?

- GV mời một vài HS trả lời trước lớp.

 

- GV nhận xét, kết luận: Nếu sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thì ngoài tính thầm mĩ cho không gian sống, điều quan trọng hơn là khi cần sẽ nhanh chóng tìm được bộ quần áo theo ý định. Sau đó GV dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Sắp xếp để tìm được nhanh hơn

Nhiệm vụ 1: Nhận biết được tủ nào sẽ tìm được quần áo nhanh hơn.

a. Mục tiêu: Biết sắp xếp phân loại được tủ nào sẽ tìm được quần áo nhanh hơn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp:

+ Quan sát hai tủ quần áo ở hình 1. Tủ quần áo chưa được sắp xếp phân loại và ở hình 2. Tủ quần áo đã được sắp xếp phân loại.

+ Yêu cầu HS đưa ra nhận xét tủ nào sẽ giúp em tìm quần áo được nhanh hơn và giải thích lí do lựa chọn.

- GV mời một số HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- Sau đó, GV nhấn mạnh câu chốt: Cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp để khi cần tìm sẽ tìm được nhanh hơn.

Nhiệm vụ 2. Trò chơi: Ai tìm ra nhanh hơn

a. Mục tiêu: Biết sắp xếp theo thứ tự giá trị tăng hoặc giảm dần để tìm được nhanh hơn thông qua trò chơi. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai tìm ra nhanh hơn?”

- GV phổ biến cách chơi:

+ Hai bạn thi với nhau trước sự tham gia và quan sát của cả lớp.

+ Mỗi bạn chơi được phát các tập miếng bìa như Hình 3 (SGK trang 37) có kích thước và hình dạng giống nhau, trên mỗi miếng bìa có ghi một số trong phạm vi 50.

+ Lớp cử 10 bạn trong lớp, mỗi bạn lần lượt đọc một số để hai bạn thi tìm miếng bìa có số ghi đó, các bạn còn lại quan sát và xem ai tìm được nhanh hơn.

+ Mỗi lần bạn nào tìm được nhanh hơn thì được cộng thêm 1 điểm. Sau 10 lần tìm, bạn có tổng điểm cao hơn là người thắng cuộc.

- GV chuẩn bị trò chơi: GV cố tính để tập các miếng bìa trên bàn của một bạn lộn xộng không theo thứ tự sắp xếp nào, còn tập các miếng bìa trên bàn của một bạn khác được xếp theo thứ tự tăng dần (từ trái qua phải). Số lượng miếng bài nên đủ nhiều, chẳng hạn không ít hơn 20.

- Dựa vào những gì quan sát được trong quá trình chơi và kết quả chơi, GV gợi ý để HS nhận thấy rằng tìm trong tập các miếng bìa được sắp xếp sẽ dễ hơn và nhanh hơn.

- GV nhận xét: Để công bằng giữa hai bạn chơi, đáng lẽ cả hai tập bìa hoặc cùng để lộn xộn hoặc cùng được sắp xếp như nhau.

- Kết thúc trò chơi, GV chốt lại nhận thức: Thực hiện sắp xếp các miếng bìa là để khi tìm sẽ tìm được dễ dàng hơn, nhanh hơn.

- Kết thúc hoạt động, GV tổng kết và chốt lại: Cả hai loại sắp xếp ở hai nhiệm cụ có khác nhau nhưng cùng chung mục tiêu là sắp xếp để dễ tìm, tìm nhanh hơn. Các em cần lưu ý có một số cách sắp xếp khác nhau, nhưng tiêu chí quan trọng là tính hợp lí của cách sắp xếp để dễ tìm.

Hoạt động 3: Em tập sắp xếp

a. Mục tiêu:

- Qua bắt chước ví dụ để vẽ một sơ đồ hình cây, HS hiểu được cách sơ đồ hình cây thể hiện phân loại.

- Biết cách vẽ sơ đồ mô tả cách sắp xếp giá sách.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu ở mục 2 SGK trang 38: Giá để đồ chơi của bạn Anh Quân có ba ngăn. Bạn Anh Quân xếp tất cả mẫu ô tô vào một ngăn, tất cả mẫu máy bay vào một ngăn khác. Ngăn thứ ba bạn để những đồ chơi còn lại. Sơ đồ Hình 4 mô tả cách sắp xếp giá đồ chơi của bạn Anh Quân:

- GV nhấn mạnh: Sơ đồ sắp xếp giá đồ chơi của bạn Anh Quân là một thể hiện sắp xếp phân loại.

- GV đưa ra câu hỏi khuyến khích HS tự suy nghĩ trả lời: Nếu thay đổi thứ tự các hình vẽ ở hàng dưới có được không?

- GV nhận xét, kết luận: Thứ tự của các hình biểu diễn các loại cùng cấp trong sơ đồ là không quan trọng.

- GV giao nhiệm vụ thêm cho HS:

+ Giá sách của em có mấy ngăn?

+ Em hãy vẽ sơ đồ mô tả cách sắp xếp giá sách của mình. 

- GV mời một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành của mình trước lớp.

- Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho cả lớp bình chọn sơ đồ đẹp và sáng tạo nhất.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ câu trả lời.

 

- HS suy nghĩ trả lời: Vì sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp giúp dễ dàng tìm kiếm đồ vật khi cần.

- HS trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp, quan sát hình và đưa ra nhận xét tìm một quần áo nào đó trong tủ được sắp xếp phân loại như ở hình thứ hai sẽ nhanh hơn.

 

 

 

 

 

- HS phát biểu trước lớp, HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe cách chơi và hào hứng tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và nhận biết.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Sự cần thiết của sắp xếp, GA word Tin học 3 cd bài 1: Sự cần thiết của sắp xếp, giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Sự cần thiết của sắp xếp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác