Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Các thành phần của máy tính (1 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 3 bài 1: Các thành phần của máy tính (1 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
- Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của từng thiết bị.
- Sử dụng và quản lí các phương tiện Công nghệ thông tin và truyền thông.
- Phẩm chất
- Biết yêu quý đồ dùng học tập, bảo vệ máy tính và thiết bị học tập tại gia đình và nhà trường.
- Luôn chăm chỉ trong học tập.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính cài đặt phần mềm trình chiếu.
- Máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Lôi cuốn HS vào bài học “Khám phá máy tính” qua việc HS thấy được lợi ích của máy tính. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy đoán xem vì sao các bạn trong Hình 1 lại hứng thú như vậy. - GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Máy tính giúp chúng ta có thể xem rất nhiều thông tin thú vị và bổ ích, vậy các em có biết những thiết bị nào đã cấu tạo nên một chiếc máy tính và chức năng của chúng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các thành phần của máy tính.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Khám phá lợi ích của máy tính Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của máy tính a. Mục tiêu: HS biết được máy tính giúp ta rất nhiều việc và lợi ích, vai trò của máy tính. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu: Máy tính giúp con người làm được rất nhiều việc. Máy tính có thể giúp em vẽ hình, làm toán, xem ảnh, nghe nhạc, xem phim,… - GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV nêu luật chơi: Ngoài những lợi ích trên, mỗi đội hãy tìm thêm ít nhất 5 lợi ích của máy tính. Đội nào kể được nhiều hơn và chính xác sẽ dành chiến thắng. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi: Máy tính được sử dụng ở đâu? 2. Tìm hiểu các thành phần của máy tính và chức năng của chúng Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần của máy tính và chức năng của chúng a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các thành phần của máy tính và nêu được đúng chức năng của từng thành phần. b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị 5 bảng thông tin và một hình ảnh máy tính với đầy đủ các thành phần giống Hình 5, 6 – SGK tr.6, sau đó tổ chức trò chơi “Tôi là ai”. - GV gọi 5 bạn lên bảng, mỗi bạn cầm một bảng thông tin và đọc nội dung trong đó, cả lớp sẽ gọi tên thiết bị mà bạn đó nêu chức năng, sau đó bạn HS sẽ gắn bảng thông tin vào hình ảnh trên bảng. - Sau khi kết thúc trò chơi, GV chốt kiến thức: Thân máy, bàn phím, chuột và màn hình là những thành phần cơ bản của máy tính. Máy tính thường có thêm loa để nghe được âm thanh khi xem phim, nghe nhạc. - GV đặt câu hỏi nâng cao: Theo em, khi máy tính hoạt động, những hình ảnh nào hiện ra trên màn hình? Màn hình nhận thông tin vào hay đưa thông tin ra?
- GV khái quát lại nội dung: + Các thiết bị máy tính gồm: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột và loa. Trong đó: Thiết bị đưa thông tin vào máy tính là: bàn phím, chuột. Thiết bị xử lí thông tin: thân máy. Thiết bị đưa thông tin ra: màn hình, loa. - GV hướng dẫn HS đọc phần thông tin trong mục Ghi nhớ: Các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng tương ứng của chúng là: + Bàn phím có chức năng thu nhận thông tin. + Chuột có chức năng điều khiển máy tính. + Thân máy có chức năng lưu trữ, xử lí thông tin. + Màn hình có chức năng hiện thông tin ra.
|
- HS trả lời: Gợi ý: + Các bạn đang xem một video clip có nội dung rất thú vị. + Các bạn đang xem các bức tranh về cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường. + Các bạn đang xem hướng dẫn giải một bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời: Lợi ích của máy tính: mua sắm, nói chuyện video, nhắn tin, gửi thư điện tử, học trực tuyến, tìm kiếm thông tin, đọc sách điện tử,…
- HS trả lời: Máy tính được sử dụng trong gia đình, trường học, văn phòng, nhà máy,…
- HS quan sát.
- HS tích cực chơi trò chơi. Cả lớp trả lời: 1. Tôi là “Màn hình”. 2. Tôi là “Bàn phím”. 3. Tôi là “Thân máy”. 4. Tôi là “Chuột máy tính” 5. Tôi là “Loa”.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
|
Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Các thành phần của máy tính, GA word Tin học 3 cd bài 1: Các thành phần của máy tính, giáo án Tin học 3 cánh diều bài 1: Các thành phần của máy tính
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác