Soạn giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo Bài 3: Động vật hoang dã ở châu Phi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 Bài 3: Động vật hoang dã ở châu Phi sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở CHÂU PHI
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cách vẽ, cắt, đắp nổi và trang trí hình động vật từ các vật liệu khác nhau.
- Tạo được bức phù điêu về động vật hoang dã ở châu Phi.
- Chỉ ra được độ cao, thấp của hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn động vật hoang dã.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được: vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu tái sử dụng.
- Phẩm chất
- Yêu mến, bảo tồn động vật hoang dã.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1).
- Hình ảnh các động vật hoang dã ở châu Phi.
- Phù điêu về động vật.
- Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1).
- Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1).
- Giấy bìa, đất nặn, bút (các loại), tẩy, màu vẽ,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS lắng nghe ca khúc The Circle of Life (Ca khúc phim Lion King): https://www.youtube.com/watch?v=3DkZLyU0DU&abchannel=movieclips - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 – 6 HS: + Em có cảm nhận gì về giai điệu, lời ca của bài hát? + Hình ảnh trong Video bài hát gợi lên trong em điều gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Bài hát có giai điệu mạnh mẽ, tràn đầy hy vọng. + Hình ảnh trong video là những khung cảnh thiên nhiên bình minh cùng với sự xuất hiện của những động vật hoang dã tại vùng đất Châu Phi. - GV dẫn dắt vào bài học: Vùng đất Châu Phi nắng gió khắc nghiệt luôn nổi tiếng với những loài động vật hoang dã đa dạng và phong phú. Chúng ta sẽ đến với Bài 3: Động vật hoang dã ở Châu Phi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá Khám phá các loài động vật hoang dã ở châu Phi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh, thảo luận và chia sẻ về tên gọi, đặc điểm hình dáng và môi trường sống của các loài động vật hoang dã ở châu Phi. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK tr.22 và video do GV chuẩn bị về các loại động vật hoang dã ở châu Phi. https://www.youtube.com/watch?v=ya32t8QcVXM (Từ đầu đến 5p). - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Chia sẻ về tên các con vật, đặc điểm về hình dáng của mỗi con vật, môi trường sống của các con vật. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Tên của con vật trong mỗi bức ảnh là gì? + Mỗi con vật đó có đặc điểm về hình dáng như thế nào? Đặc điểm nổi bật nhất của mỗi con vật là gì? + Môi trường sống của các con vật này là gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tên các con vật: sử tử, tê giác, báo hoa mai, ngựa vằn. + Đặc điểm về hình dáng của mỗi con vật: · Sư tử: bờm nổi bật, bao phủ phần lớn đầu, cổ, vai và ngực. Bờm thường có màu nâu hoặc màu vàng, rỉ sét và đen. · Tê giác: có một hoặc hai sừng và lớp da bảo vệ dày; thiếu răng ở phía trước miệng, dựa vào môi của chúng để nhổ thức ăn. · Báo hoa mai: lưng báo hoa có màu vàng nhạt kết hợp với những đốm vàng chấm đen giống hình hoa mai, phần bụng màu trắng bạc. · Ngựa vằn: có bộ lông màu đen, sọc trắng đặc sắc. + Môi trường sống của các con vật: các sa mạc, thảo nguyên, thung lũng lớn và rừng rậm,…. - GV mở rộng kiến thức, cho HS tìm hiểu thêm về các loài động vật hoang dã ở châu Phi. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn – Đoán tên các loài động vật hoang dã châu Phi.
- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh minh họa và chỉ ra các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu, yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK tr.23. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), trả lời câu hỏi: Chỉ ra các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Sản phẩm trong hình thể hiện cảnh vật gì? (Những cảnh vật ở Ai Cập – kim tự tháp, lạc đà). + Sản phẩm có điểm gì khác so với tranh vẽ? (Sản phẩm là phù điêu được tạo bằng đất nặn). + Hình dáng con vật có đặc điểm gì nổi bật? (có độ nổi trên mặt phẳng). + Hình nào ở gần, hình nào ở xa trong sản phẩm? (mặt trời, đám mây, kim tự tháp là hình ở xa; cây dừa, lạc đà là hình ở gần). + Theo gợi ý, cần bao nhiêu bước để tạo được phù điêu? Nêu nội dung từng bước? (vẽ phác; tạo nền phù điêu; tạo hình động vật; tạo thêm cảnh vật, chi tiết). + Em còn biết cách tạo phù điêu nào khác? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn: + Bước 1: vẽ phác hình bức tranh lên giấy. + Bước 2: sử dụng đất nặn tạo nền phù điêu lên bìa các-tông theo hình đã vẽ. + Bước 3: tạo hình động vật gắn lên nền phù điêu. + Bước 4: tạo thêm cảnh vật, chi tiết, hoàn thiện sản phẩm. - GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Kết hợp các hình khối với vị trí và độ nổi khác nhau trên mặt phẳng có thể diễn tả được không gian xa, gần trong tác phẩm phù điêu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Tạo phù điêu về động vật hoang dã ở châu Phi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung về loài động vật cùng khung cảnh ở châu Phi và thực hành tạo phù điêu về động vật hoang dã ở châu Phi theo các bước đã gợi ý. b. Cách tiến hành
|
- HS lắng nghe ca khúc.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tham gia vào trò chơi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
|
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 3: Động vật hoang dã ở châu Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 CTST Bài 3: Động vật hoang dã ở châu
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác