Soạn giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo Bài 2: Bạn cùng học của em

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 Bài 2: Bạn cùng học của em sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: BẠN CÙNG HỌC CỦA EM

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách tạo các lớp hình khối của cảnh vật trên mặt phẳng bằng đất nặn.
  • Tạo được hình khối nổi bằng đất nặn diễn tả hoạt động của HS ở trường, lớp trên mặt phẳng.
  • Chỉ ra được các dạng hình khối tạo cảnh vật và không gian trong sản phẩm và tác phẩm phù điêu.
  • Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của tình bạn trong học tập ở trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
  • Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được: nét đặc trưng của phù điêu.
  1. Phẩm chất
  • Yêu mến, quý trọng bạn học của em.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Hình ảnh về các hoạt động ở trường học.
  • Tác phẩm phù điêu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Đồ dùng học tập: đất nặn, dụng cụ nặn, giấy bìa,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS lắng nghe ca khúc Tình bạn diệu kì và vận động theo nhạc.

https://www.youtube.com/watch?v=kw8eG3qCmNI&ab_channel=PASSIONDANCE

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 – 6 HS: Em có cảm nhận gì về giai điệu, lời ca của bài hát?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Bài hát có giai điệu vui nhộn, nhí nhảnh, nhịp nhàng.  

+ Bài hát ngợi ca tình bạn đẹp, luôn bên cạnh hỗ trợ, đồng hành cùng nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Đó là một tình bạn đẹp, đáng trân trọng.

- GV dẫn dắt vào bài học: Tình bạn luôn là đề tài không chỉ được thể hiện ca những ca khúc mà còn được khắc khọa thông qua hội họa. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 2: Bạn cùng học của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

Khám phá hoạt động của em và bạn ở trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh, chia sẻ về các hoạt động học tập hoặc vui chơi của các em cùng với bạn ở trường và thực hiện diễn lại một hoạt động mà em ấn tượng.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát hình SGK tr.10 và hình ảnh do GV cung cấp về hoạt động học tập, vui chơi của HS ở trường.

   
   
   

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Kể lại một hoạt động học tập vui chơi của em và bạn ở trường.

+ Hoạt động của em và bạn.

+ Cảnh vật ở nơi diễn ra hoạt động.

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ về hoạt động học tập và vui chơi của em và các bạn, về cảnh vật ở nơi diễn ra hoạt động đó:

+ Những hoạt động của HS thường diễn ra ở trường là hoạt động gì?

+ Những hoạt động động đó thường diễn ra ở khu vực nào trong trường?

+ Khu vực diễn ra hoạt động đó có những cảnh vật gì?

+ Tư thế, động tác của các bạn tham gia hoạt động đó như thế nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hoạt động của HS thường diễn ra ở trường: chào cờ đầu tuần, sinh hoạt hoạt động trải nghiệm, vui chơi trong giờ ra chơi, hoạt động thể thao, hội diễn văn nghệ, học tập trên lớp, tặng hoa thầy cô giáo nhân ngày 20/11,…

+ Hoạt động động đó thường diễn ra ở: trong lớp học, sân trường,…

+ Cảnh vật ở khu vực diễn ra hoạt động: (cây cối, vườn hoa xanh mát; học sinh đông đúc, nhộn nhịp,…)

+ Tư thế, động tác của các bạn tham gia hoạt động: (đa dạng – học tập, đọc sách, vui chơi,…).

- GV yêu cầu HS nhớ lại tư thế, động tác của hoạt động và cùng bạn diễn lại hoạt động mà các em thấy ấn tượng.

- GV khích lệ, động viên HS.  

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng

Các bước tạo sản phẩm mĩ thuật bằng đất nặn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa, tìm hiểu và nhận biết các bước tạo sản phẩm mĩ thuật bằng đất nặn.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK tr.11:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ ra các bước tạo sản phẩm mĩ thuật bằng đất nặn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo sản phẩm phù điêu bằng đất nặn:

+ Theo gợi ý để tạo sản phẩm mĩ thuật bằng đất nặn trên mặt phẳng cần bao nhiêu bước? Nêu nội dung từng bước.

(4 bước – đắp đất nặn lên bìa các-tông; nặn nhân vật; điều chỉnh hoạt động nhân vật, gắn nền lên tranh; nặn thêm cảnh vật, hoàn thiện sản phẩm).

+ Vì sao cần tạo nền đất lên bìa các-tông trước? (tạo nền bức tranh).

+ Cách tạo hình nhân vật trên sản phẩm như thế nào? (nặn nhân vật phù hợp với không gian bức tranh).

+ Hình khối của cảnh vật trên sản phẩm được tạo ra như thế nào? (nặn và gắn lên nền bức tranh).

+ Cần làm gì để hoàn thiện sản phẩm? (nặn thêm cảnh vật chi tiết).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước tạo sản phẩm phù điêu bằng đất nặn:

+ Bước 1: đắp đất nặn lên bìa các-tông để tạo nền của bức tranh.

+ Bước 2: nặn các nhân vật phù hợp với không gian của bức tranh.

+ Bước 3: điều chỉnh hoạt động của nhân vật và gắn lên nền bức tranh.

+ Bước 4: nặn thêm cảnh vật chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Sản phẩm mĩ thuật được tạo bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm trên mặt phẳng được gọi là phù điêu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo

Tạo phù điêu về hoạt động của em và bạn ở trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung về hoạt động ấn tượng mà em cùng bạn tham gia ở trường và thực hành tạo phù điêu bằng đất nặn về hoạt động đó.

b. Cách tiến hành

- GV nêu nhiệm vụ để HS thực hiện: Hình dung về các hoạt động ấn tượng mà em cùng bạn tham gia ở trường và tạo sản phẩm phù điêu theo gợi ý.

- GV tổ chức cho HS quan sát sản phẩm mẫu của HS SGK tr.12:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS/nhóm), chia sẻ về ý tưởng thể hiện phù điêu của em.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Em chọn góc quang cảnh nào ở trường để thể hiện hoạt động của em và bạn.

+ Em sẽ tạo phù điêu về hoạt động gì của em và bạn ở góc quang cảnh đó.

+ Hình dáng hoạt động của các nhân vật trong phù điêu như thế nào?

+ Em sẽ sử dụng đất nặn một màu hay nhiều màu để tạo phù điêu?

+ Em sẽ sử dụng dụng cụ gì để tạo chi tiết cho các hình khối trong phù điêu?

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách chọn và tạo khung cảnh nền của phù điêu mà các em sẽ thể hiện.

+ Cách nặn hình chi tiết để thể hiện rõ hoạt động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) trong quá trình HS thực hiện sản phẩm.

Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá

Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm yêu thích, về hình khối của nhân vật, cảnh vật và không gian trong phù điêu.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vận động theo ca khúc.

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

- HS thảo luận hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm thảo luận.

 

- HS thảo luận theo gợi ý của GV.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 2: Bạn cùng học của em Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 CTST Bài 2: Bạn cùng học của em

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác