Soạn giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo Bài 1: Lễ hội truyền thống

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 Bài 1: Lễ hội truyền thống sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 1: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 

(2 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

  • Tạo được bức tranh thể hiện hình ảnh của lễ hội trên quê hương.

  • Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lí, tỉ lệ, lập lại, nhấn mạnh trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

  • Chia sẻ được nét đẹp và vai trò của lễ hội truyền thống trong cuộc sống.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.

  • Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được: cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng vẻ đẹp của các lễ hội truyền thống quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1).

  • Hình ảnh mùa thu hoạch trên các cánh đồng. 

2. Đối với học sinh

  • SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1).

  • Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1).

  • Giấy, bút vẽ, tẩy, màu vẽ. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS nghe và vận động theo ca khúc “Về miền cổ tích”  

 https://youtu.be/O94JyZisoEk 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

+ Bài hát này thường được cất lên trong một dịp lễ tết truyền thống nào? 

+ Nhân vật nào trong bài hát cho em biết điều đó? 

- GV cổ vũ, khích lệ các HS đưa ra câu trả lời.

- GV chốt đáp án: 

+ Bài hát được hát trong dịp tết Trung thu.

+ Nhân vật gợi nhắc là chú Cuội và chị Hằng. 

- GV chia lớp thành 2 đội và yêu cầu HS nhìn tranh đoán tên các lễ hội. 

Hội Lim 

(Bắc Ninh) 

Lễ hội Tịch điền 

(Hà Nam) 

Lễ hội Gầu Tào – Nghi thức cầu may mắn rất linh thiêng của người Mông ở Lào  Cai

Hội Gầu Tào

(Hà Giang)

Lễ hội Ka tê

(Ninh Thuận)

Lễ hội đua voi 

(Tây Nguyên) 

Lễ hội cồng chiêng

(Tây Nguyên) 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi quốc gia dân tộc lại có những tập tục và lễ hội mang đậm tính bản sắc dân tộc khác nhau. Các lễ hội truyền thống của từng vùng miền lại có sự khác biệt rõ ràng kể cả về hình thức và cách thức thể hiện. Lễ hội không chỉ phản ảnh đời sống xưa kia của tổ tiên mà còn phản ánh sự kế thừa và phát huy của con cháu sau này. Đó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và thực hiện trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nét đẹp truyền thống quê hương. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vận động.  

 

 

- HS trả lời.  

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

- HS đoán lễ hội. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài. 

 

 

 

 

 

 

     

--------------

……..Còn lại………


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 1: Lễ hội truyền thống Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 CTST Bài 1: Lễ hội truyền thống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác