Soạn giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 8: Ngày hội ở trường em (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 3 bài 8: Ngày hội ở trường em (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8. NGÀY HỘI Ở TRƯỜNG EM (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Nêu được một số hoạt động được tổ chức trong dịp lễ, hội ở trường và cách tạo sản phẩm mĩ thuật với chủ đề “Ngày hội ở trường em”.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực

- Năng lực mĩ thuật:  

  • Nêu được một số hoạt động được tổ chức trong dịp lễ, hội ở trường và cách tạo sản phẩm mĩ thuật với chủ đề “Ngày hội ở trường em”.
  • Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật về ngày hội ở trường theo ý thích, thể hiện được một số dáng người ở tư thế động trên sản phẩm và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Năng lực chung và năng lực đặc thù khác:

  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, khoa học (tìm hiểu tự nhiên và xã hội), thể chất,… như: trao đổi, chia sẻ; vận dụng hiểu biết về một số hoạt động lễ hội trong trường và dáng người ở tư thế động vào thực hành, sáng tạo; lựa chọn cách thực hành phù hợp với vật liệu, họa phẩm,… sẵn có.
  1. Phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái,… thông qua một số biểu hiện như:
  • Tích cực tìm hiểu, tham gia hoạt động tập thể trong nhà trường;
  • Tôn trọng cách thể hiện hình ảnh, màu sắc,… trên sản phẩm của bạn và người khác;
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành sáng tạo, trực quan, luyện tập, đánh giá.
  3. Thiết bị dạy học

- Đối với GV:

  • SGK, SGV
  • Một số tranh, ảnh, video đến ngày hội ở trường.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Một số SPMT của HS với chủ đề ngày hội ở trường.

- Đối với HS:

  • SGK, VBT (nếu có)
  • Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán, hồ nước, thước kẻ…
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. TỔ CHỨC KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tích cực tham gia vào nội dung bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS nghe và khuyến khích HS cùng hát bài hát Mái trường mến yêu của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng: https://www.youtube.com/watch?v=McCgOIY4NuY

- Sau khi kết thúc các bài hát, GV kết hợp giới thiệu, dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT (tr.31 SGK)

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hoạt động thường tổ chức trong năm học (tr.31 SGK)

a. Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động thường được tổ chức vào những dịp kỉ niệm ngày lễ, ngày hội trong nhà trường và ý nghĩa của một số ý hoạt động đó. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa và trao đổi, thực hiện các yêu cầu trong SGK:

+ Em hãy quan sát và cho biết các bạn đang nói về hoạt động nào trong năm học?

+ Em hãy kể thêm các hoạt động khác ở trường mà em biết.

- GV giới thiệu HS chia sẻ, trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tóm tắt những chia sẻ của HS, kết hợp giới thiệu rõ hơn nội dung của một số hoạt động được tổ chức trong các ngày lễ, hội như: khai giảng, ngày hội đọc sách, ngày nhà giáo Việt Nam,…

c. Cách thức mở rộng:

- GV bổ sung, giới thiệu thêm hình ảnh, ý nghĩa về một số ngày kỉ niệm, ngày lễ và hoạt động thường được tổ chức ở trường, địa phương,…

Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm một số dáng người và liên hệ với hoạt động cụ thể (tr.32 SGK)

a. Mục tiêu: HS nêu được tư thế động của dáng người ở hình ảnh trực quan và liên hệ với hoạt động cụ thể.

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trao đổi, liên hệ với động tác (làm gì?), hoạt động cụ thể (hoạt động nào?) theo cảm nhận.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tóm tắt câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS; kết hợp giới thiệu rõ hơn về hoạt động cụ thể ở mỗi dáng người và có thể phù hợp với một số ngày hội trong trường, như: dáng người cầm cờ (thường xuất hiện trong các ngày: ngày khai trường (khai giảng/tựu trường), ngày Nhà giáo Việt Nam, thành lập Đội hay xuất hiện khi cổ vũ hoạt động thể thao, trò chơi,…); dáng người đánh trống (thường xuất hiện trong các hoạt động được tổ chức mừng ngày: khai giảng, 20-11, thành lập trường, Tết Trung thu,...); dáng người đá bóng (thường xuất hiện trong các hoạt động: vui chơi, thể thao, chào mừng ngày lễ,…)

 GV tóm tắt nội dung quan sát, kết hợp sử dụng câu kết luận trong SGK: Nhiều hoạt động thú vị được tổ chức trong năm học ở trường.

c. Cách thức mở rộng:

- GV có thể giới thiệu thêm:

+ Một số dáng người ở tư thế động khác, như: múa khèn, múa lân, múa rồng, chơi ném còn,… và giới thiệu ý nghĩa của lễ hội/hoạt động tương ứng.

+ Một số bức tranh với chủ đề “Ngày hội ở trường em”, trong đó có các dáng người ở tư thế/động tác khác nhau giúp HS tham khảo thêm ý tưởng thực hành sáng tạo.

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành

Nhiệm vụ 1: Vẽ tranh chào mừng ngày 8-3 (tr.32 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách vẽ tranh chủ đề “Chào mừng ngày 8-3”

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát và giới thiệu:

+ Nội dung thể hiện;

+ Các bước thực hành;

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ xuất hiện trong tranh;

+ Hình ảnh nào rõ nhất;

+ Có những màu sắc nào được sử dụng, màu nào đậm, màu nào nhạt;…

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV giới thiệu cách thực hành (có thể sử dụng video/clip) và sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK để hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Chuẩn bị: Màu vẽ, bút chì tẩy, vở thực hành hoặc giấy A4.

+ Bước 1: Chọn hoạt động yêu thích trong dịp kỉ niệm ngày 8-3. Sử dụng bút chì hoặc bút màu vẽ hình ảnh về hoạt động bằng nét. Vẽ ở trung tâm bức tranh hình ảnh cô giáo và học sinh tặng hoa; vẽ thêm học sinh và các hình ảnh khác (đám mây, bầu trời, cây cối, sân khấu, khẩu hiệu, bục giảng,…). Các dáng người cần ở tư thế/động tác khác nhau.

+ Bước 2: Vẽ màu cho hình ảnh chính, hình ảnh phụ, phần nền xung quanh để hoàn thiện bức tranh. Màu sắc cần tươi sáng, sử dụng màu đậm, màu nhạt đa dạng. Màu sắc vẽ hình ảnh chính cần tươi sáng hơn màu vẽ các hình ảnh khác. Nên sử dụng các màu cơ bản, màu thứ cấp và một số màu khác theo ý thích để tạo sự vui tươi cho các hình ảnh và bức tranh.

c. Cách thức mở rộng:

- GV gợi mở cho HS có thể vẽ hoạt động tặng hoa, mừng ngày 8-3 ở một số địa điểm khác, như: trong lớp, ở sân trường, trên sân khấu mít tinh, hội diễn văn nghệ,…

- GV có thể giới thiệu thêm một số bức tranh (hình ảnh hoặc nguyên mẫu) được vẽ bằng màu sáp, màu dạ, màu goát,… hoặc kết hợp một số chất liệu màu khác nhau.

Nhiệm vụ 2: Cắt, xé dán tranh chào mừng ngày 20-11 (tr.33 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách cắt, xé, dán tranh với chủ đề “Chào mừng ngày 20-11”

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát và giới thiệu:

+ Nội dung thể hiện;

+ Các bước thực hành;

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ xuất hiện trong tranh;

+ Hình ảnh nào rõ nhất;

+ Có những màu sắc nào được sử dụng, màu nào đậm, màu nào nhạt;…

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV giới thiệu cách thực hành (có thể sử dụng video/clip) và sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK, kết hợp thị phạm một số thao tác chính để hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Chuẩn bị: giấy màu có màu đậm, màu nhạt theo ý thích, hồ dán,…

+ Bước 1: Chọn màu giấy để tạo màu cho trang phục và các bộ phận của cơ thể người (khuôn mặt, tóc, tay, chân,…), xé và tạo hình (tư thế, động tác,…) theo ý thích. Xé tạo hình ảnh chính, hình ảnh phụ và phần nền. Hình ảnh chính cần sử dụng màu tươi sáng so với hình ảnh phụ và phần nền, tỉ lệ thầy/cô giáo cần to hơn HS.

+ Bước 2: Dán các chi tiết: cơ thể, trang phục, thiệp chúc mừng, sách,… để hoàn thành các dáng người ở tư thế, động tác cụ thể.

+ Bước 3: Sắp xếp các dáng người trên khổ giấy để tạo bức tranh. 

- GV lưu ý:

+ GV nên thị phạm, hướng dẫn thao tác: tay phải xé giấy theo hai cách:

-         Hướng về phía cơ thể.

-         Hướng ra xa cơ thể, để tạo nét xé có độ đậm, nhạt khác nhau.

+ GV nhắc HS nên sử dụng giấy có màu sắc tươi sáng phù hợp với nội dung chủ đề và sản phẩm mĩ thuật.

c. Cách thức mở rộng

- GV gợi mở HS có thể tạo sản phẩm tranh thể hiện hoạt động chào mừng ngày 20-11 ở một số địa điểm và cảnh quan, như: sân trường (cột cờ, cây xanh, ghế đá,…), trong lớp (bục giảng, bảng, bàn, ghế, cửa sổ,…), hội trường (băng rôn, cờ,…).

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các tư thế dáng người và màu sắc thể hiện một số hoạt động trong các sản phẩm ở mục Một số sản phẩm tham khảo và mục Vận dụng (tr.30 SGK) để có thêm ý tưởng thực hành sáng tạo.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và hát cùng theo bài hát. 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và trao đổi trả lời:

+ Các bạn đang nói về các hoạt động: Lễ khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày hội đọc sách của nhà trường trong năm học.

+ Các hoạt động khác ở trường: Lễ bế giảng, ngày hội an toàn giao thông,…

 

 

 

 

- HS chia sẻ câu trả lời, nhận xét.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trao đổi trả lời.

 

 

 

 

 

- HS trả lời và nhận xét.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời các câu hỏi GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời, chia sẻ và nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ các bước để thực hiện sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời các câu hỏi GV hướng dẫn.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 8: Ngày hội ở trường em (2, GA word mĩ thuật 3 cd bài 8: Ngày hội ở trường em (2, giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 8: Ngày hội ở trường em (2

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán

CÁCH đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác