Soạn giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 9: CÁC NƯỚC ÂU – MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
- Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu, nhận thức, tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác các nguồn thông tin, tư liệu và hình ảnh để mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc; nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Vận dụng kiến thức: thông qua việc lấy dẫn chứng các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc; liên hệ việc đế quốc Pháp xâm lược và bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, có ý thức tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Trung thực và trách nhiệm, đánh giá sự kiện lịch sử dựa trên các nguồn sử liệu tin cậy, khách quan; biết phê phán những điệu luận sai trái, xuyên tạc lịch sử.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, timeline, sơ đồ hóa kiến thức, giáo án điện tử.
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo. HS ghép các mảnh của bức hình lại cho đúng và giới thiệu ngắn gọn về nội dung bức hình.
- Sản phẩm: Các bức hình được ghép đúng và giới thiệu ngắn gọn nội dung các bức hình đó.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Các bức hình được thay đổi vị trí. HS ghép các mảnh của bức hình lại cho đúng và giới thiệu ngắn gọn về nội dung bức hình.
- GV lần lượt trình chiếu các bức hình:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát nhanh hình ảnh, ghép các mảnh ghép và viết ngắn gọn về bức hình sau khi đã hoàn chỉnh.
- GV quan sát, theo dõi HS trong quá trình chơi trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong lần lượt trả lời câu hỏi về 3 bức hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình 1 - Thế giới đã bị phân chia (Tranh biếm họa): Các nước đế quốc tiến hành phân chia thuộc địa vào đầu thế kỉ XX.
+ Hình 2 – Tranh biếm họa đương thời về các tổ chức độc quyền ở Mỹ: Các tổ chức độc quyền cấu kết chặt chẽ với nhau, chi phối nhà nước tư bản (điển hình là Mỹ).
+ Hình 3 – Con bạch tuộc (Tranh biếm họa): Biểu tượng về sự mở rộng xâm lược thuộc địa của đế quốc Anh.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vậy quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc có những nét chính gì? Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ có những điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét chính về quá trình hình chủ nghĩa đế quốc (gắn liền với sự hình thành các tổ chức độc quyền và mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa).
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 9.1- 9.3, tư liệu, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả những nét chính về quá hình thành chủ nghĩa đế quốc.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 9.1- 9.3, tư liệu, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả những nét chính về quá hình thành chủ nghĩa đế quốc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt nêu 3 nội dung về những nét chính trong quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | ||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Nội dung: GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo 4 nhóm chuyên gia (ở nhà), khai thác Hình 9.3 – 9.6, mục Em có biết, thông tin mục II, SGK tr.40, 41 và trả lời câu hỏi: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Sản phẩm: Bài trình bày PowerPoint, infographic hoặc giấy A0 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Anh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo 4 nhóm chuyên gia (ở nhà): Khai thác Hình 9.3 – 9.6, mục Em có biết, thông tin mục II, SGK tr.40, 41, thực hiện nhiệm vụ trên PowerPoint, infographic hoặc giấy A0, trình bày chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - GV nhắc lại yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể với Nhóm 1: Khai thác Hình 9.4, mục II.1 SGK tr.40: + Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh. + Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn” hay “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? - GV cung cấp cho HS thêm thông tin, hình ảnh về đế quốc Anh (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV cho HS các nhóm đánh giá chéo nhau theo bảng tiêu chí đánh giá (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhóm 1 thảo luận, chuẩn bị bài bài cáo. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS nhóm 1 trình bày bài báo cáo những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đội ngoại của đế quốc Anh. - Các nhóm còn lại lắng nghe, quan sát, đánh giá phần trình bày của nhóm 1 theo bảng tiêu chí đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ 1. Anh - Về kinh tế: + Trước năm 1870: Anh ở vị trí số một thế giới. + Cuối thế kỉ XIX: · Anh tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). · Chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thuộc địa. + Đầu thế kỉ XX: · Xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp, tài chính, thao túng nền kinh tế. · 5 ngân hàng ở Luân Đôn chiếm 40% số vốn đầu tư của cả nước. - Về đối nội: + Đảng Tự do, Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. - Về đối ngoại: + Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. + Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới (33 triệu km2). → Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn” hay “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều