Soạn giáo án Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ. 
  • Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính. 
  • Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức địa lí: trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ, mô tả chế độ nước của các dòng sông chính; trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế dộ nước của sông Hồng và sông Cửu Long. 
  • Tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ dồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long để hiểu rõ hơn về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.  
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: tìm kiếm các thông tin từ những nguồn tin cậy, liên hệ thực tế (đối với địa phương thuộc hai khu vực này) về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích nghi với chế độ nước sông của người dân. 
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. 
  • Thấy được công lao to lớn của những thế hệ cha ông trước đây trong quá trình khai khẩn và cải tạo châu thổ, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 
    • Máy tính, máy chiếu. 
  • Tài liệu văn bản về quá trình hình thành và phá triển châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long. 
  • Tranh ảnh về châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. Mục tiêu: 

- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về châu thổ, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới. 

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học. 

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.    

 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về châu thổ Việt Nam. 

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về  7 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.  

- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.  

  1. Tổ chức thực hiện: 

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật  – trả lời các câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật. 

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại. 

- GV lần lượt nêu câu hỏi: 

Câu 1 (13 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến địa danh nổi tiếng nào của miền Tây?

Câu 2 (8 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nào của nước ta?

“Sông gì tên một loài hoa.

Thơm hương sắc thắm, gần xa yêu chiều?”

Câu 3 (10 chữ cái): Hiện tượng nào thường xuyên xảy ra khi nước biển dâng nên và xâm nhập trực tiếp vào đất liền? 

Câu 4 (11 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nổi tiếng nào?

“Mênh mông bờ bãi phì nhiêu, 

Chín con thác sáng bừng lên muôn vùng”

Câu 5 (12 chữ cái): Câu đố trên gợi cho em đến địa danh nổi tiếng nào của nước ta?

“Ở đâu thẳng cánh cò bay

Ở đâu lấp lánh cá tôm suốt ngày”

Câu 6 (16 chữ cái): Nhà máy thủy điện nào nằm trên sông Đà và được Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành?

Câu 7 (6 chữ cái): Câu đố trên gợi nhắc đến dòng sông nổi tiếng nào? 

“Sông gì nhẫn nhịn cũng đành

Từ bi phổ độ phúc lành trời ban?”

Ô chữ bí mật (7 chữ cái). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. 

Câu 1: Chợ nổi Cái Răng. 

Câu 2: Sông Hồng.   

Câu 3: Xâm nhập mặn. 

Câu 4: Sông Cửu Long.   

Câu 5: Đồng Tháp Mười. 

Câu 6: Thủy điện Hòa Bình. 

Câu 7:  Sông Lô  

Ô chữ chủ đề: Châu thổ 

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

C

H

Ơ

N

Ô

I

C

A

I

R

Ă

N

G

 

S

Ô

N

G

H

Ô

N

G

 

X

Â

M

N

H

Â

P

M

Ă

N

 

S

Ô

N

G

C

Ư

U

L

O

N

G

 

Đ

Ô

N

G

T

H

A

P

M

Ư

Ơ

I

T

H

U

Y

Đ

I

Ê

N

H

O

A

B

I

N

H

 

S

Ô

N

G

L

Ô

-  GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi nêu hiểu biết về châu thổ Việt Nam. 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức cá nhân, hãy nêu hiểu biết của bản thân về nền văn minh châu thổ của nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về nên văn minh châu thổ của nước ta.  

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. 

 GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vụng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnh, biển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Ở nước ta có hai châu thổ là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long, là nơi tập trung khu dân cư đồng thời là vùng kinh tế quan trọng của nước ta. 

   Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng              Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- GV dẫn dắt vào bài: Nền văn minh của nhân loại gắn liền với những thành tựu do con người khai phá, chinh phục tự nhiên, trong đó có văn minh châu thổ các dòng sông lớn. Thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam hai vùng đồng bằng châu thổ lớn, đó là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Vậy quá trình hình thành và phát triển của châu thổ diễn ra như thế nào? Chế độ nước của dòng sông ra sao? Con người đã khai khẩn, cải tạo, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển châu thổ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ. 

- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin từ hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo bốn nhóm, khai thác Hình 1.1, 1.2, thông tin trong mục I SGK tr.149 - 151 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ. 

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long. 

- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào. 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành bốn nhóm. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:  

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 1): 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Hồng vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 CHÂU THỔ SÔNG HÔNG

Đặc điểm 

Nội dung

Diện tích

 

Nguồn gốc

 

Hình dạng

 

Qúa trình hình thành

 

Tác động của con người tới châu thổ

 

Điều kiện tự nhiên

 

+ Nhóm 3,4: Khai thác Hình 1.2, mục thông tin I.2 SGK tr.151 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 1):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: 

Dựa vào Hình 1.2, mục thông tin I.2 SGK tr.151 và hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long vào bảng sau: 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Đặc điểm 

Nội dung

Diện tích

 

Nguồn gốc

 

Hình dạng

 

Qúa trình hình thành

 

Tác động của con người tới châu thổ

 

Điều kiện tự nhiên 

 

- GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Vì sao châu thổ có tên là sông Cửu Long. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu kết quả hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Có tên sông là Cửu Long, vì:

+ Do sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàn Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc và Trần Đề. 

+ Chín sông của Mê Kông như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là hai nền văn mình và là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta giúp phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.  

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ. 

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2 được đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 


  

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 1.1, mục thông tin 1.1 SGK tr.149 – 150, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Hồng vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Đặc điểm 

Nội dung

Diện tích 

Diện tích khoảng 1500 km²

Nguồn gốc

Do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn. 

Hình dạng

Có dạng hình tam giác (tam giác châu) với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)

Qúa trình hình thành

Từ thời Lý các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn. 

Tác động của con người đến châu thổ

- Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng trung du ở vùng hạ du ven biển. 

- Con người lao động cần cù, sáng tạo. 

Điều kiện tự nhiên 

- Khí hậu nóng ẩm. 

- Địa hình bằng phẳng. 

- Đất đai màu mỡ

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…

Dựa vào Hình 1.2, mục thông tin 1.2 SGK tr.150 - 151, hãy hoàn thành thông tin về quá trình hình thành và phát triển châu thổ của sông Cửu Long vào bảng sau:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Đặc điểm 

Nội dung

Diện tích 

Diện tích khoảng 40 000 km²

Nguồn gốc

Là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.  

Hình dạng

Địa hình bằng phẳng

Qúa trình hình thành

Tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ với diện tích rừng ngập mặn lớn.  

Tác động của con người đến châu thổ

Con người đã bỏ công sức khai phá, cải tạo góp phần tạo nên vùng đất trù phú.  

Điều kiện tự nhiên 

- Địa hình bằng phẳng. 

- Khí hậu điều hòa và hệ thống kênh rạch chẳng chịt.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 1 Văn minh châu thổ sông Hồng , Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 8 cánh diều, Giáo án word Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 1 Văn minh châu thổ sông Hồng

Xem thêm giáo án khác