Soạn giáo án HĐTN 9 kết nối tri thức chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 2
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 9 chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 2 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
(9 tiết – 3 tuần)
Tuần 2 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục - Phòng chống bắt nạt học đường
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch và đánh giá tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
3. Phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chiếc ghế quyền lực.
c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi và biết ý nghĩa một số từ khóa liên quan đến “Phòng chống bắt nạt học đường”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Chiếc ghế quyền lực.
- GV phổ biến luật chơi:
+ HS đặt 2 chiếc ghế ở phía trước bảng sao cho 2 người ngồi trên ghế quay lưng lại phía bảng và không nhìn thấy chữ ghi trên bảng. Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên ngồi vào ghế, những thành viên còn lại sẽ đứng đối diện với bạn đang ngồi ở ghế của đội mình.
+ GV/ quản trò viết một từ liên quan đến bắt nạt học đường bất kì lên bảng, ví dụ như: bắt nạt, đánh bạn, sợ hãi, buồn chán, sợ đi học,... Các bạn trong mỗi đội sẽ phải diễn tả từ trên bảng bằng lời nói, cử chỉ, hành động mà không được nhắc đến từ đó để bạn HS ngồi ở ghế đoán và nói ra từ ghi trên bảng.
+ Đội nào đoán đúng nhiều từ là đội chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi trong khoảng thời gian là 5 phút.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận về ý nghĩa của trò chơi.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS chơi thử để hiểu rõ hơn về cách chơi và luật chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời cả lớp tham gia chơi trò chơi.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận về ý nghĩa của trò chơi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bắt nạt học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong môi trường giáo dục, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sự phát triển của học sinh. Để phòng chống bắt nạt học đường, cần có các biện pháp đồng bộ và sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và bản thân học sinh. Để hiểu rõ hơn về biện pháp phòng chống bắt nạt học đường, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phòng chống bắt nạt học đường.
------------------------
-----Còn tiếp------
=> Xem toàn bộ Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức
Giáo án HĐTN 9 kết nối tri thức, giáo án chủ đề 1: Em với nhà trường - HĐTN 9 kết nối tri thức, giáo án HĐTN 9 KNTT chủ đề 1: Em với nhà trường -
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác