Soạn giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều mới bài bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Quan sát hình ảnh và trình bày một vài hiểu biết của em về Đạo tin lành.
- Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ thế XVI có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu xa.
- Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo.
- Trong điều kiện thời Trung cổ, Giáo hội Công giáo và giai cấp phong kiến có quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Đạo Công giáo trở thành chỗ dựa tư tưởng cho chế độ phong kiến.
- Giáo hội Công giáo bị chính trị hoá trở thành thế lực phong kiến.
- Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ thế XVI có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu xa.
- Giai cấp tư sản đã thực hiện cuộc cải cách đạo Công giáo để:
- " Tháo bỏ hào quang tôn giáo" của giai cấp phong kiến.
- Thu hẹp dần lực lượng và ảnh hưởng của giai cấp phong kiến, trước khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội - cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến.
- Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV, XVI.
- Chủ trương:
- Đề cao con người, đề cao nhân tính, nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền.
- Đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến, luật lệ Công giáo.
- Chủ trương:
- Đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi,...
- Văn hoá phục hưng - chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hoá, tư tưởng, cách nhìn mới về con người và tôn giáo.
→ Làm cơ sở cho việc nảy sinh và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo mới.
BÀI 4: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo
- Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo
Đọc thông tin trong Sơ đồ 4 SGK tr.14 và cho biết: Nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo.
Nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo
- Giai cấp tư sản phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống.
→ Chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.
- Cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.
- Giáo hội Thiên Chúa giáo cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
→ Giai cấp tư sản đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên chúa giáo.
- Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc cải cách tôn giáo
Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ, sau đó đến Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Tiêu biểu là các cuộc Cải cách tôn giáo của Mác-tin Lu-thơ ở Đức và của Giăng Can-vanh ở Thụy Sĩ.
Mở rộng kiến thức
- Ông là một tu sĩ, đồng thời là Giáo sư ở Trường Đại học Vitten-béc (Đức). Lu-thơ căm ghét việc giáo sĩ được phép bán “thẻ miễn tội”.
- Năm 1517, ông đã ghim lên cánh cửa nhà thờ bản luận văn chỉ trích Giáo hội. Sau đó, ông bị buộc tội dị giáo (đi ngược lại với đức tin của Giáo hội) và bị trừng phạt.
- Giăng Can-vanh là nhà thần học có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách.
- Tư tưởng và các tác phẩm của Can-vanh đã khiến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng.
- Ông là nhân tố chính đóng góp cho sự phát triển của hệ thống thần học Cơ Đốc giáo gọi là Thần học Can-vanh.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1, 2: Nêu nội chính của cải cách tôn giáo.
Nhóm 3, 4: Nêu tác động của cải cách tôn giáo. Tại sai cải cách tôn giáo dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân?
Nội dung cơ bản của cuộc cải cách tôn giáo:
- Mác-tin Lu-thơ:
- Phê phán chính sách áp bức, bóc lột người dân Đức của Toà thánh Rô-ma.
- Đề xướng cải cách tôn giáo, chôang lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
- Cho rằng con người được Chúa cứu vớt là do lòng chân thành của đức tin.
Nội dung cơ bản của cuộc cải cách tôn giáo:
- Giăng Can-vanh :
- Lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng.
- Trong thời gian ở Giơ-ne-vơ, Giăng Can-vanh đã thực hiện hơn 2000 lần thuyết giảng.
→ Trên cơ sở tư tương của Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh, đạo Tìn Lành ra đời.
Nội dung cơ bản của cuộc cải cách tôn giáo:
- Các nhà cải cách tôn giáo dùng biện pháp ôn hoà đề tiến hành cài cách, bãi bỏ các lễ nghĩ phiền toái.
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến.
- Góp phần quan trọng vào việc giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
Tác động của các cuộc cải cách tôn giáo:
- Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái:
- Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ)
- Tân giáo (tôn giáo cải cách)
- Cuộc đấu tranh nông dân ở Đức là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế độ phong kiến.
Mở rộng kiến thức
Những nội dung của Cải cách tôn giáo chủ yếu tập trung đến phê phán, chỉ trích Giáo hoàng và Giáo hội vì thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. Hơn nữa, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản).
Kết luận
Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo?
- Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm sở tư tưởng chính thống.
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngăn cản sự phát triển tiến bộ của văn hóa.
- Giai cấp tư sản muốn duy trì, củng cố tổ chức của Giáo hội Thiên chúa giáo.
- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
Câu 2. Một trong những tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo ở Tây Âu là:
- Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
- Tạo cơ sở cho sự hình thành của nền kinh tế lãnh địa.
- Thúc đẩy sự phát triển của các lãnh địa phong kiến.
- Làm cho Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.
Câu 3. Hãy ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng với nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo:
VẬN DỤNG
Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông:
- Tìm từ khoá trên internet.
- Các tư liệu sưu tầm có thể bao gồm: tiểu sử của Mác-tin Lu-thơ, nội dung các tác phẩm nổi tiếng của ông, các bài báo, mẩu chuyện ngắn,... về Mác-tin Lu-thơ
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm Bài 5 - Sách bài tập Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG, HẸN GẶP LẠI!
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều, giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo, bài giảng điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác