Soạn giáo án điện tử địa lí 7 cánh diều bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều mới bài bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY
KHỞI ĐỘNG
- Việt Nam thuộc châu lục nào trên thế giới?
- Châu lục đó có đặc điểm gì nổi bật?
BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Vị trí địa lí và phạm vi châu Á
- Đặc điểm thiên nhiên
Vị trí địa lí và phạm vi châu Á
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Xác định châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
- Xác định những châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Á.
- Nhận xét về hình dạng lãnh thổ của châu Á.
- Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10"N, tiếp giáp với châu Phi, châu Âu và các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới khoảng 44,4 triệu kip (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á).
- Đặc điểm thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về khí hậu.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về sông, hồ.
Nhóm 1,2
- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
- Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Nhóm 3,4
- Nêu đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nêu ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên châu Á.
Nhóm 5,6
- Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á.
- Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Địa hình và khoáng sản
- Châu Á có địa hình phân hoá đa dạng: Núi, cao nguyên và sơn nguyên.
- Sơn nguyên chiếm khoảng 3/4 diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: bắc - nam và đông - tây.
- Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.
- Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh.
Địa hình và khoáng sản
- Châu Á có tài nguyên khoảng sản đa dạng và phong phú.
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sát, đồng, thiếc, crôm, man-gan...
- Địa hình và khoảng sản đã tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế như:
- Trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
- Chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản
- Thuỷ điện, du lịch,...
Khí hậu
- Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu. Trong mỗi đới lại phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu.
- Đới khí hậu cực và cận cực.
- Đới khí hậu ôn đới: khí hậu ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương.
- Đới khí hậu cận nhiệt đới: khí hậu cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa.
- Đới khí hậu nhiệt đới: khí hậu nhiệt đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.
- Đới khí hậu xích đạo.
- Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam của châu lục có kiểu khí hậu lục địa.
- Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa.
- Đặc điểm khí hậu đã tạo điều kiện cho châu Á có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên, cần chú trọng tới tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu như: báo, hạn hán, lũ lụt...
Sông hồ
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,... Các sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
- Châu Á có nhiều hồ lớn như: Bai-can, Ban-khát,... Một số hồ do có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.
- Sông, hồ châu Á có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.
Hình ảnh về một số song, hồ lớn ở châu Á
- Sông Hoàng Hà (Trung Quốc)
- Hồ bai-can
Mở rộng kiến thức
- Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ nên châu Á có đầy đủ các đới khí hậu.
- Tuy nhiên, khí hậu châu Á cũng chịu ảnh hưởng của địa hình, gió mùa nên có nhiều kiểu khác nhau, điển hình vẫn là các kiểu khí hậu lục địa do lãnh thổ rộng lớn.
- Ở khu vực giáp biển có các kiểu khí hậu gió mùa khá điển hình.
- Chế độ nước của sông phụ thuộc vào chế độ khí hậu.
- Ở các khu vực có khí hậu gió mùa, chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn), nguồn cung cấp nước là do mưa. Sông ở vùng xích đạo nhiều nước quanh năm.
- Ở miền khí hậu hàn đới hoặc ôn đới lạnh, sông bị đóng băng vào mùa đông; mùa hạ do lạnh, lượng bốc hơi kém nên lượng mưa it nhưng sông vẫn nhiều nước.
LUYỆN TẬP
Hãy xác định các khu vực địa hình (núi, cao nguyên, sơn nguyên, đồng băng) và các khoáng sản chính, các sông lớn của châu Á trên hình 5.1.
VẬN DỤNG
Hãy tìm ví dụ cụ thể về việc sử dụng và bảo vệ một trong các thành phần thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, khi hậu, sông, hồ) ở địa phương em.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức bài 5
- Hoàn thành bài tập được giao
- Đọc trước nội dung bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
XIN CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI CÁC EM!
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều, giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi, bài giảng điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác