Soạn giáo án điện tử địa lí 7 cánh diều bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu mỹ
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều mới bài bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu mỹ. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Hệ quả địa lí – lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ
CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ
BÀI 13: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ
- Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Em hãy đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 13.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định vị trí và phạm vi của châu Mỹ.
- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào.
- Vị trí: nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, kéo dài theo hướng bắc – nam, từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Tiếp giáp: phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương ở phía Đông và Thái Bình Dương ở phía Tây.
- Hệ quả địa lí – lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ
Làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.2 để phân tích các hệ quả địa lí – lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
- Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ năm 1492 đã mang lại cả những hệ quả tích cực và tiêu cực:
Mang lại hiểu biết mới về những vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
Mở đường cho người châu Âu đến khai phá, đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
Tiêu cực: dẫn đến quá trình di cư từ châu Âu, châu Phi, châu Á đến châu Mỹ. Các dòng nhập cư vào châu Mỹ đã làm thay đổi đặc điểm dân cư, văn hóa và lịch sử của châu lục này.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
- Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
- Đại Tây Dương
- Thái Bình Dương
Câu 2: Châu Mỹ nằm trải dài từ
- Cực Bắc đến cực Nam
- Vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Vòng cực Bắc đến chí tuyến Nam.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là hệ quả địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ?
- Làm cho thiên nhiên thay đổi.
- Phát triển hàng hải quốc tế.
- Tạo ra các cuộc di cư lớn
- Đem lại hiểu biết về những vùng đất mới.
Câu 4: Hệ quả mang tính lịch sử của việc phát kiến ra
châu Mỹ là:
- Tạo ra sự đa dạng về ngôn ngữ ở châu Mỹ.
- Thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
- Làm thay đổi đặc điểm dân cư châu Mỹ.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ.
Câu 1 (SGK - tr127): Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
Câu 2 (SGK - tr127). Phân tích tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ
- Mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá, đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều, giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi, bài giảng điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác